Tình hình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dưới sự tác động của kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 118 - 121)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1.3. Tình hình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dưới sự tác động của kinh tế quốc tế

kinh tế quốc tế

Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây mặc dù suy giảm nhƣng vẫn đạt đƣợc những chỉ tiêu quan trọng đề ra. Trong năm 2012, nền kinh tế đạt đƣợc hầu hết các chỉ tiêu đề ra (10/15 chỉ tiêu) đã tạo đà tăng trƣởng cho những tháng đầu năm 2013 (hoạt động xuất khẩu vẫn tăng, hoạt động sản xuất tiếp tục phục hồi). Tuy nhiên, những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới những tháng đầu năm đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam: (1) Lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại (mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây nhƣng tiềm ẩn từ tăng giá lƣơng thực, giá dầu, giá một số mặt hàng nhà nƣớc quản lý,…) và nhất là quá trình tăng trƣởng thời gian qua của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bơm vốn; (2) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do chi phí nhập khẩu tăng; một số ngành sản xuất đang có sự liên thông với chuỗi cung ứng toàn cầu, nhƣ ngành lắp ráp ô-tô, máy tính, điện tử... sẽ bị tác động do sự đình đốn của các hãng sản xuất Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần; (3) Khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông đã tác động đến quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nƣớc khu vực này, nhất là lĩnh vực thƣơng mại, du lịch và xuất khẩu lao động. Chỉ riêng việc hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Li-bi về nƣớc cùng một thời điểm cũng là một bài toán đặt ra đối với thị trƣờng lao động

112

và việc bảo đảm an sinh xã hội ở khu vực nông thôn; (4) Thu hút đầu tƣ FDI, viện trợ nƣớc ngoài ODA mặc dù chƣa có tín hiệu chịu tác động rõ nét, nhƣng về lâu dài sẽ bị ảnh hƣởng tiêu cực do nhiều nƣớc phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tƣ, nhất là việc Nhật Bản phải tập trung tài chính để tái thiết đất nƣớc sau thảm họa thiên tai.

Những biến động của tình hình chính trị và kinh tế thế giới kết hợp với những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam đã tác động trực tiếp tới công tác bảo đảm an ninh trật tự, thể hiện trên một số mặt: (a) Lạm phát luôn thƣờng trực nguy cơ tăng cao và tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn; (b) Các thế lực thù địch sẽ lợi dụng hiệu ứng từ các biến cố chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông, những khó khăn về kinh tế - xã hội ở trong nƣớc để đẩy mạnh thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”; (c) Trên thị trƣờng tài chính, lãi suất thị trƣờng duy trì ở mức cao so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã khiến cho dòng tiền thu hẹp và gia tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thƣơng mại, đồng thời gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) dẫn đến thất nghiệp và ảnh hƣởng đến những vấn đề an sinh xã hội và an ninh khu vực nông thôn; (d) Sự thiếu minh bạch và việc tồn tại hai lãi suất trong hoạt động ngân hàng (lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận) đã tạo điều kiện cho những giao dịch 'chui', các hành vi móc ngoặc, là điều kiện để tội phạm tham nhũng thể hiện; (e) Trong lĩnh vực tiền tệ, áp lực tỷ giá gia tăng do tác động của lạm phát, nhập siêu và nhất là sự tồn tại của thị trƣờng tự do mua bán ngoại tệ và vàng đã gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động quản lý Nhà nƣớc về ngoại hối, gây ra tình trạng đầu cơ làm giá trục lợi, làm méo mó thị trƣờng.

Trong dài hạn, tăng trƣởng kinh tế Việt nam đƣợc dự báo là khá khả quan. International Business Monitoring dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trƣởng GDP trung bình 6,8% trong giai đoạn 2012 – 2019 (BMI, 2009). Nhƣng sức ép cạnh tranh lành mạnh của Việt Nam gia nhập WTO và các cam kết đa phƣơng khác, đặc biệt là những nỗ lực tái cơ cấu kinh tế nhƣ ngân hàng, đầu tƣ công, doanh nghiệp

113

Nhà nƣớc và đổi mới quản lý Nhà nƣớc của bộ máy Chính phủ (nhất là trong thực thi chính sách) đƣợc bắt đầu trong năm 2011 sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam nâng cao một cách bền vững tăng trƣởng kinh tế, nhất là năng lực cạnh tranh.

Năm 2013, vẫn là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam. Con số doanh nghiệp tƣ nhân vừa và nhỏ phá sản không ngừng tăng lên so với năm 2012, số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn hoạt động cầm chừng theo kiểu chờ thời, giảm bớt lao động, chấp nhận thu hẹp sản xuất, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Đa số các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng. Các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ do đầu tƣ tràn lan và không hiệu quả vào những lĩnh vực nhƣ tài chính và bất động sản từ những năm trƣớc. Sản xuất kinh doanh nội địa tăng trƣởng chậm, tồn kho hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hệ thống ngân hàng vẫn còn yếu là những yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế năm 2014. Tuy nhiên, năm 2013 đánh dấu thành công tiếp theo trong việc khống chế đƣợc tỷ lệ lạm phát thấp ở mức 6,04%.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc thời gian tới và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, các năm qua và mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, mục tiêu tổng quát đề ra cho năm 2014 - 2015 là: “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi tăng trƣởng và nâng cao chất lƣợng hiệu quả sức cạnh tranh; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lƣợc, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trƣờng kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Năm 2014 tập trung cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đồng thời tranh thủ thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mức tăng trƣởng cao hơn năm 2013.”[13]

114

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 118 - 121)