THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIÊ ̣T NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.2.3. Tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thứ nhất, “nội lực” của chúng ta trong lĩnh vực phát triển CNHT yếu. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ là doanh nghiệp có vốn FDI. Trong số các doanh nghiệp nội địa tham gia vào sản xuất các sản phẩm hỗ trợ thì 99% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Ngay cả trong các lĩnh vực sản xuất có ngành CNHT phát triển hơn cả thì sự tham gia của khối doanh nghiệp trong nƣớc vẫn chiếm vị trí khiêm tốn [31], [16].
Do các doanh nghiệp tham gia phần lớn là DNNVV nên nếu không nhận đƣợc sự hỗ trợ thích đáng thì càng gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, nhân lực có trình độ, khó khăn trong việc tiếp cận thị trƣờng... Những hạn chế này lại dẫn tới sự yếu kém về số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm hỗ trợ, giá thành sản xuất cao khiến sản phẩm không cạnh tranh đƣợc với sản phẩm nhập khẩu và những sản phẩm đƣợc sản xuất ra bởi khối doanh nghiệp có vốn FDI.
Thứ hai, chúng ta rất cần vốn để phát triển CNHT. CNHT có nhiều tầng, nấc. Tuỳ từng ngành, từng lĩnh vực nhu cầu về vốn phát triển khác nhau. Vốn ở đây đƣợc hiểu không chỉ là nguồn lực tài chính, là tiền mà còn bao gồm cả công nghệ, cả nguồn vốn con ngƣời. Dƣờng nhƣ, CNHT của chúng ta cũng ở trong “cái vòng luẩn quẩn” và rất cần “cú huých” từ bên ngoài. FDI vào Việt Nam vẫn chủ yếu đầu tƣ vào các ngành lắp ráp chế tạo. Bản thân các nhà đầu tƣ cũng mong muốn chúng ta với tƣ cách là nƣớc tiếp nhận đầu tƣ phải có sẵn các ngành CNHT và coi đây là một yếu tố trong cơ sở hạ tầng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Do sự yếu kém của ngành CNHT trong nƣớc mà nhiều doanh nghiệp lắp ráp nƣớc ngoài phải thiết lập hệ thống cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong nội bộ doanh nghiệp mình. Mặc dù chúng ta thấy phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT ở Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn FDI nhƣng chúng ta chƣa tận dụng đƣợc khu vực này để phát
92
triển CNHT của mình bằng cách liên kết với các doanh nghiệp đó, kêu gọi chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý,...
Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mới chỉ đang ở giai đoạn phát triển sơ khai nhƣng theo nhận định của ngài Tomoharu Washio, Phó chủ tịch Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản JETRO thì: “Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển CNHT, trong đó cơ bản dựa trên khả năng tiếp thu công nghệ mới và sự khéo tay của ngƣời thợ Việt Nam. Nếu so với Thái Lan, một trong những quốc gia hàng đầu về CNHT, Việt Nam không chỉ theo kịp mà còn có thể vƣợt qua. Tiềm năng là thế, quan trọng là có thể biến tiềm năng trở thành hiện thực hay không. Để làm đƣợc điều đó, theo tôi, cần phải có sự nỗ lực của không chỉ các các doanh nghiệp mà còn của cả cơ quan Nhà nƣớc.” [33].
2.2.4. Sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia
Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (KH-ĐT), tính đến năm 2013, đã có trên 110 tập đoàn đa quốc gia trong 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (từ trên 100 quốc gia) đã đầu tƣ vào Việt Nam. Đáng chú ý là đã có nhiều dự án lớn đầu tƣ vào những lĩnh vực sản xuất chế tạo, nhƣ tập đoàn Intel với số vốn lên tới 1 tỷ USD; Samsung đã đầu tƣ ở Bắc Ninh với số vốn 2,5 tỷ USD và đang xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên với vốn can kết đầu tƣ lên đến 2 tỷ USD ; Nokia cũng đã đầu tƣ với số vốn lớn, cam kết sẽ đầu tƣ trên 300 triệu USD tại tỉnh Bắc Ninh... Sự có mặt của các tập đoàn này đã khiến dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đổ vào các dự án lớn đang có chiều hƣớng gia tăng. Đã có trên 15.000 dƣ̣ án với tổng số vốn đăng ký là gần 220 tỷ USD , trong đó đóng góp của các TĐĐQG chiếm khoảng 20%. Các dự án lớn này sẽ kéo theo sự xuất hiện các doanh nghiệp phụ trợ, cung cấp linh phụ kiện cho các nhà máy của họ.
Bảng 2.6 cho thấy các ngành công nghiệp thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất ở Việt Nam là các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến với hơn 1/2 tổng số vốn đăng ký và chiếm trên 55,8% tổng số vốn điều lệ. Các tập đoàn đa q uốc gia đã tiến hành đầu tƣ tƣơng đối toàn diện ở một số lĩnh vực, nhất là các ngành công nghiệp khai thác, chế tạo, chế biến, góp phần hiện đại hóa một số ngành kinh tế của Việt Nam và đƣa một số lĩnh vực của Việt Nam ngang bằng với các
93
nƣớc trong khu vực. Đó là các lĩnh vực then chốt của ngành kinh tế quốc gia nhƣ dầu khí, điện-năng lƣợng, ôtô-xe máy, điện-điện tử, viễn thông, công nghiệp thực phẩm, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, dịch vụ phân phối, giao thông vận tải. Các TĐĐQG hầu hết lựa chọn đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài (khoảng 12.000 trong số 15.000 dự án), chiếm 66,85% vốn đăng ký hiện nay và hình thức này đang có xu hƣớng gia tăng.
Bảng 2.6: Tổng vốn FDI vào Việt Nam theo ngành
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực tính đến 20/6/2013) TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (Triệu USD) Vốn điều lệ (Triệu USD)
1 Công nghiệp chế biến,chế tạo 8327 115.301,17 42.491,57 2 Kinh doanh bất động sản 400 48.098,17 12.359,20 3 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 338 10.640,94 2.786,48
4 Xây dựng 972 10.027,46 3.611,22
5 Sản xuất, phân phối điện, khí, nƣớc, điều hòa 89 7.501,03 1.688,30 6 Thông tin và truyền thông 875 4.020,85 2.233,43 7 Nghệ thuật và giải trí 142 3.665,33 1.075,49
8 Vận tải kho bãi 363 3.518,93 1.075,00
9 Nông,lâm nghiệp; thủy sản 498 3.303,25 1.719,75
10 Khai khoáng 79 3.197,03 2.590,61
11 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa 981 3.073,43 1.652,71 12 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 77 1.322,45 1.172,51 13 Y tế và trợ giúp xã hội 85 1.304,61 321,38 14 Cấp nƣớc; xử lý chất thải 31 1.285,18 315,56 15 Hoạt động chuyên môn, Khoa học công nghệ 1404 1.149,22 581,81
16 Dịch vụ khác 124 740,63 155,66
17 Giáo dục và đào tạo 164 498,40 143,05
18 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 118 193,75 100,81
Tổng số 15.067 218.841,82 76.074,54
94
Tuy nhiên, tỷ lệ các dự án lớn gắn với chuyển giao công nghệ nguồn của các TĐĐQG còn thấp. Chuyển giao công nghệ nguồn là mục tiêu mà Việt Nam mong muốn từ các TĐĐQG, vì đó là công nghệ then chốt cho sự phát triển của một ngành kinh tế. Sản xuất ôtô là một ví dụ cho sự chuyển giao thấp về công nghệ nguồn dù các TĐĐQG vào Việt Nam đã hơn 10 năm.
Các tập đoàn đa quốc gia lựa chọn rất kỹ trƣớc khi quyết định đầu tƣ, do những nhà đầu tƣ lớn này có tầm nhìn chiến lƣợc. Chính vì lẽ đó các TĐĐQG thƣờng thông qua con đƣờng chính phủ đƣợc xem là an toàn nhờ những cuộc thƣơng lƣợng “thƣợng đỉnh” đảm bảo chiến lƣợc đầu tƣ lâu dài của các TĐĐQG tại Việt Nam. Điểm khác biệt và yếu tố để phân biệt giữa nhà đầu tƣ bình thƣờng và một TĐĐQG chính là bộ phận nghiên cứu và triển khai (R&D). R&D của các TĐĐQG là một dự án chứ không đơn thuần là bộ phận hay một phòng ban thƣờng thấy ở các công ty và hình thành nên mạng lƣới R&D riêng của các TĐĐQG. R&D, nơi nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo thử sản phẩm trƣớc khi đƣa vào thị trƣờng toàn cầu, đƣợc ví nhƣ bộ não của các TĐĐQG.
Theo ông Kiyoshi Adachi, chuyên gia của UNDP tại Việt Nam, gần 70% chi tiêu cho R&D toàn cầu phục vụ cho mục đích kinh doanh là của các TĐĐQG hoặc 46% cho tổng chi tiêu của cả thế giới vào bộ phận R&D nói chung. Các TĐĐQG đang có khuynh hƣớng chuyển R&D vào khu vực châu Á, các TĐĐQG có xu hƣớng chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho khu vực này, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển. Sở dĩ các TĐĐQG quan tâm ngày càng nhiều đến châu Á vì đây là khu vực đang phát triển, chi phí hoạt động R&D thấp, nhiều nhân tài và chính sách ƣu đãi từ chính phủ các nƣớc đang phát triển.
Các TĐĐQG lựa chọn đầu tƣ ở Việt Nam là dựa trên các lợi thế cạnh tranh tĩnh hiện nay của Việt Nam, chủ yếu là sức hút từ nguồn lao động lớn, rẻ, và tƣơng đối có kỹ năng. Kết quả này cũng tƣơng đồng với một số nghiên cứu năm 2007 về tích tụ công nghiệp tại Việt Nam [37]. Các chính sách thu hút đầu tƣ các TĐ ĐQG của chính phủ cũng là một trong các điểm hấp dẫn lớn đối với các tập đoàn này khi đầu tƣ vào Việt Nam. Chính dựa trên những lợi thế cạnh tranh nhƣ vậy, các tập đoàn khi đầu tƣ đã xác định những phần công đoạn của chuỗi cung ứng để hình thành và phát triển tại Việt Nam.
95
2.3. Cơ sở hi ̀nh thành chiến lƣợc phát triển các ngà nh công nghiê ̣p hỗ trợ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế