Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 162 - 170)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng

3.3.6. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

3.3.6.1. Nội dung giải pháp

Thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc trong đào tạo phát triển ngành CNHT để tăng cƣờng nguồn nhân lực cho ngành bằng các hƣớng đi phù hợp với thực trạng ngành CNHT. Trong đó, chú trọng thực hành, nâng cao chất lƣợng đội ngũ thợ, tăng cƣờng lƣợng kỹ sƣ và xây dựng trung tâm phát triển nguồn lực của ngành.

3.3.6.2. Hƣớng thực hiện chính

Cần có các chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nƣớc cho kích thích đào tạo nghề. Phải xem việc phát triển nguồn nhân lực để phát triển CNHT là yếu tố mang tính then chốt. Chính vì vậy Nhà nƣớc cần dành phần thỏa đáng kinh phí cho kích thích đào tạo nghề. Cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ cần phát triển trƣớc mắt đáp ứng nhu cầu của các ngành theo từng giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020 và có chính sách hỗ trợ các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực cho các DN công nghiệp. Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính các chƣơng trình đào tạo nhân lực chất lƣợng cao. Điều này hết sức quan trọng vì đây là sự hỗ trợ trực tiếp quan trọng cho sự đổi mới công nghệ sản xuất của các DN. Đồng thời tạo ra lực lƣợng lao động chất lƣợng cao phục vụ cho các ngành công nghiệp có giá trị tăng thêm cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và bảo vệ môi trƣờng. Các hỗ trợ này hoàn toàn phù hợp với cam kết WTO.

Đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT chú trọng tới thực hành và đào tạo có chọn lọc, nâng cao chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ “thợ”. Các cơ sở đào tạo cần có sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, Chính

156

phủ và chính sinh viên nhằm định hƣớng đào tạo cho bản thân sinh viên thành lực lƣợng lao động có kỹ năng và kiến thức cần thiết phục vụ cho CNHT. Các cơ sở đào tạo, từ đại học, cao đẳng đến c ác trung tâm đào tạo và hƣớng nghiệp là những địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phát triển CNHT. Yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để các cơ sở này đào tạo ra đƣợc nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, chuyên sâu, có khả năng quản lý giỏi, có phẩm chất và tinh thần doanh nhân. Để làm đƣợc điều đó, các cơ sở cần tiến hành rà soát nhu cầu trong ngành CNHT, xây dựng chƣơng trình theo yêu cầu mới, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, gắn kết lý thuyết và thực hành. Việc gắn lý thuyết với thực hành chỉ đƣợc thực hiện hiệu quả khi có sự phối hợp ăn ý giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Để xây dựng đƣợc hệ thống hợp tác đào tạo thực hành cho phát triển CNHT, các cơ quan hữu quan nhƣ Bộ GD và ĐT, Bộ Công Thƣơng cần phối hợp chặt chẽ để đạt đƣợc thoả thuận rõ ràng liên quan đến việc gửi và tiếp nhận sinh viên giữa các trƣờng ĐH và doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể là:

- Tăng cƣờng đào tạo lực lƣợng kỹ sƣ có trình độ trung và cao cấp. Chúng ta đang thiếu lực lƣợng này, lƣợng kỹ sƣ tốt nghiệp đại học đƣợc tuyển dụng có đủ năng lực có thể đáp ứng các nhu cầu về quản lý rất thiếu. Một phần thực trạng này là việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật trong các trƣờng đại học còn rất yếu. Vì vậy, cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả 2 hƣớng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chƣơng trình đào tạo và phƣơng thức giảng dạy), và có một khối lƣợng lớn kỹ sƣ có thể làm việc trong các ngành CNHT. Các chƣơng trình liên thông giữa các trƣờng đại học và các tổ chức học thuật, ví dụ nhƣ chƣơng trình thực tập ngắn hạn cần phải hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trƣờng làm việc của một doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, việc mở rộng các trƣờng cao đẳng kỹ thuật và các trung tâm đào tạo nghề là điều hết sức cần thiết.

- Đào tạo quản lý ở bậc trung cấp. Hiện nay,chúng ta thiếu một thế hệ có thể làm quản lý ở bậc trung cấp. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài thƣờng khó tìm đƣợc những ngƣời quản lý bậc trung cấp có đủ khả năng làm việc. Thông qua các chƣơng

157

trình đào tạo, thông qua học việc dài hạn, các nhà quản lý theo yêu cầu nghề nghiệp cần đƣợc lựa chọn từ số sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học. Hiệu quả của chƣơng trình này sẽ cao hơn rất nhiều nếu Chính phủ đứng ra tổ chức các khóa học nhằm tăng cƣờng trình độ quản lý ở bậc trung cấp.

- Hình thức tăng cƣờng kỹ năng thực hành nhờ liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất đƣợc thực hiện một cách khá có hiệu quả là cho học viên tham gia các khóa đào tạo thông qua học việc (OJT – On the Job Training). Bên cạnh đó, Chính phủ cần làm rõ những lĩnh vực ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực. Việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ dừng ở mục tiêu thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tƣ vào Việt Nam mà quan trọng là phải tính đến việc nâng cao trình độ cho ngƣời lao động của chúng ta để có thể tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… của các doanh nghiệp FDI, nếu không có họ sẽ khó làm tăng nội lực sản xuất CNHT cho Việt Nam.

Nhanh chóng xây dựng các trung tâm phát triển nguồn nhân lực và khu công nghệ cao phục vụ cho CNHT nói riêng và phát triển CN nói chung. Chúng ta phải đƣa ra những chính sách mang tính đột phá trong việc tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực cũng nhƣ tăng cƣờng công nghệ cho công nghiệp, đặc biệt là CNHT, nhằm tạo nên sức cạnh tranh cho môi trƣờng đầu tƣ, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính phủ nên nhanh chóng tạo hành lang pháp lý cho việc thiết lập nhiều trung tâm phát triển nguồn nhân lực cũng nhƣ những khu nghiên cứu khoa học để phát triển công nghệ cho quốc gia. Tại các khu công nghiệp chính, Chính phủ đều đặt các trƣờng đại học và các khu nghiên cứu khoa học, tiện lợi và kịp thời cung cấp nguồn nhân lực và công nghệ cho các khu công nghiệp, khiến nhà đầu tƣ có thể yên tâm đầu tƣ vào các khu công nghiệp rộng lớn – đó là việc cần làm ngay. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới việc khuyến khích những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thiết lập những trung tâm Nghiên cứu Phát triển (R&D) bằng các chính sách ƣu đãi nhƣ miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế môn bài…Nhƣ vậy, tạo ra nhiều cơ hội thu hút đƣợc những ngƣời khổng lồ nhƣ Microsoft, GE, Motorola,

158

Intel, GM, Honda, Siemens, Nortel, Volkswagen đầu tƣ, thiết lập những trung tâm R&D tại nƣớc mình.

Ngoài những giải pháp chủ lực nêu trên, để có nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành CNHT cũng nhƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ vào CNHT, c ần thực hiện song hành một số giải pháp sau:

- Sớm hình thành một quỹ hỗ trợ đào tạo nhân lực cho CNHT, quỹ này một phần đƣợc tài trợ của ngân sách đầu tƣ phát triển ngành và từ sự đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Thực hiện chế độ đào tạo thƣờng xuyên để ngƣời lao động tiếp cận với những tri thức mới. Có thể thực hiện đào tạo tại chỗ theo định kỳ hàng năm để nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ lao động kỹ thuật. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu của các doanh nghiệp điện tử hàng đầu Nhật Bản ở ASEAN, nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực nội địa.

- Nâng cao việc xã hội hoá đào tạo để có thể đáp ứng nhu c ầu ngày càng cao hơn về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hoá sâu trong các lĩnh vực của nền công nghiệp quốc gia. Các c ải cách về đào tạo nhân lực cần tập trung vào việc kết hợp đào tạo lý thuyết với thực tiễn, giữa nhà trƣờng và hệ thống doanh nghiệp. Xúc tiến các chƣơng trình hợp tác đào tạo, các chƣơng trình nghiên cứu và phát triển. Các cơ quan nghiên cứu, các trƣờng đại học Việt Nam có tiềm năng khá lớn, hơn nữa chi phí đào tạo và nghiên cứu ở Việt Nam đang rất thấp, nên cần có sự phối hợp giữa các cơ quan khoa học và các doanh nghiệp trong đào t ạo và nghiên cứu. Cách làm này vừa phát huy đƣợc nội lực, vừa có chi phí thấp và là cơ sở của sự phát triển lâu dài cho Việt Nam.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các đối tác nƣớc ngoài thực hiện các chƣơng trình trao đổi kỹ thuật, trao đổi chƣơng trình R&D. Để nâng cao trình độ công nghệ và quản lý nhằm phát triển ổn định, CNHT ngành ĐTGD cũng nhƣ các ngành CNHT cần xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác

159

với các đối tác nƣớc ngoài và trao đổi những tri thức, kinh nghiệm cần thiết một cách thƣờng xuyên.

- Một vấn đề thƣờng xuyên đƣợc nhắc đến tuy nhiên vẫn chƣa có các chính sách triệt để ở tầm vĩ mô, là khả năng ngoại ngữ của nguồn nhân lực ảnh hƣởng rất lớn đến thu hút đầu tƣ. Chính phủ cần cân nhắc để cải tiến hệ thống giáo dục gắn chặt với phát triển ngoại ngữ. Đã đến lúc chúng ta c ần nhìn nhận và đánh giá chính sách này nhƣ là một trong các công cụ quan trọng của quốc gia trong chiến lƣợc “đi tắt đón đầu” để đạt đƣợc các thành tựu công nghiệp nhƣ mong muốn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ KHCN là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài thực hiện chuyển giao những tiến bộ công nghệ về phục vụ trong nƣớc.

- Khuyến khích khu vực FDI tại các KCN thành lập trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chuyên cung cấp nhận lực có chất lƣợng cho chính bản thân họ và cho các doanh nghiệp khác.

3.3.6.3. Hiệu quả dự kiến mang lại khi thực hiện giải pháp

Cùng với các chính sách của Chính phủ thúc đẩy sự phát triển các ngành CNHT, sự hỗ trợ về tài chính trong đào tạo nguồn nhân lực hoàn thiện, bổ sung cho lực lƣợng lao động tại các khu, cụm CNHT và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục sẽ tạo đƣợc động lực cao việc thu hút lao động về khu vực này. Đồng thời các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rất an tâm đầu tƣ vào Việt Nam khi mà nguồn nhân lực dồi dào, ổn định về trình độ cả về quản lý lẫn chuyên môn. Chính sách này cũng góp phần vào thành công chung của đất nƣớc trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong tiến trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Qua đánh giá, phân tích bối cảnh quốc tế đã tác động đến Việt Nam dự kiến đến năm 2020, chƣơng 3 đã liên hệ với quan điểm phát triển CNHT theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc, cũng nhƣ nhu cầu các sản phẩm của ngành CNHT nói chung đƣợc Hiệp hội các ngành nghề xây dựng chiến lƣợc tầm nhìn đến 2020 đã đƣợc Bộ Công Thƣơng phê duyệt để đề xuất những giải pháp cho phát triển CNHT.

160

Bằng 6 nhóm giải pháp, trong đó có 5 nhóm chung cho phát triển CNHT nói chung, 1 nhóm giải pháp định hƣớng phát triển cho từng ngành CNHT cụ thể đã toát lên đƣợc bức tranh tổng thể của ngành CNHT Việt Nam từ nay đến năm 2020, với mục đích trọng tâm là chủ động sản xuất đƣợc các sản phẩm CNHT cho 5 ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, lắp ráp ô tô, dệt – may và da – giày đáp ứng cho sự phát triển các ngành này, hƣớng tới tƣơng lai xuất khẩu chúng, đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển đất nƣớc, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Về hiệu quả kinh tế, tăng cƣờng đƣợc lƣợng tiền cho quốc gia bằng việc các nhà đầu tƣ tập đoàn kinh tế đa quốc gia đầu tƣ nhiều hơn vào Việt Nam, góp phần tăng trƣởng GDP; chủ động đƣợc nguyên liệu thƣợng nguồn, các doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm đƣợc ngoại tệ, đồng thời hƣớng tới tƣơng lai gần sẽ xuất khẩu sản phẩm CNHT thu ngoại tệ về cho đất nƣớc; các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Về hiệu quả xã hội, vị trí công nghiệp Việt Nam lớn mạnh trên trƣờng quốc tế; tạo đƣợc công ăn việc làm cho hàng vạn ngƣời lao động, góp phần giảm thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội; tri thức của ngƣời lao động Việt Nam hòa cùng xu hƣớng chung sự phát triển CNHT nên ngày nâng cao.

161

KẾT LUẬN

Luận án đã nghiên cứu, tổng hợp và lý giải những lý thuyết cơ bản về công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế từ đó chỉ ra sự phát triển công nghiệp hỗ trợ là tất yếu khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi lẽ hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự tham gia vào nền kinh tế toàn cầu của các doanh nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia.

Cùng với việc phân tích các khái niệm về công nghiệp hỗ trợ ở các nƣớc, Luận án nghiên cứu và đƣa ra khái niệm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, từ đó chỉ ra những nội dung trọng tâm và cơ sở nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ của nƣớc ta.

Luận án cũng đi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc về phát triển công nghiệp hỗ trợ, các chính sách nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Trong khu vực, đã có nhiều nƣớc khá thành công trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia v.v... Những kinh nghiệm của họ rất bổ ích cho Việt Nam. Dựa trên sự khác biệt về điều kiện và bối cảnh, luận án chắt lọc những bài học kinh nghiệm quốc tế có thể áp dụng cho Việt Nam.

Từ cơ sở lý luận ở chƣơng 1, luận án đã phân tích đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến năm 2010. Luận án đã cho thấy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong những năm qua vừa mới manh nha và phần lớn vẫn còn yếu về số lƣợng doanh nghiệp, thị phần bé, khả năng liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng với nhà sản xuất còn lỏng lẻo.

Luận án đã đánh giá cơ sở cho phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, những cơ sở quan trọng nhƣ: định hƣớng, chính sách, pháp luật; chiến lƣợc phát triển công nghiệp hỗ trợ; tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ; và sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia. Từ đó luận án đã xây dựng ma trận SWOT để có thể nhìn nhận về chiến lƣợc phát triển công nghiệp hỗ trợ của nƣớc ta.

Trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015, và chiến lƣợc đến năm 2020. Luận

162

án đã nghiên cứu những yêu cầu của phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiến lƣợc phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 và trong giai đoạn tới.

Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo hƣớng hiện đại. Vì vậy, cần phải có các chính sách và giải pháp đồng bộ để thúc đẩy và hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ nƣớc ta đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đặt ra.

Kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nƣớc trên thế giới với thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở nƣớc ta trong thời

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 162 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)