THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIÊ ̣T NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.2.1. Về đi ̣nh hướng, chính sách, pháp luật
Cho đến thời điểm năm 2011 những cơ sở pháp lý để phát triển CNHT tại Việt Nam có thể nói là khá rõ ràng, cao nhất có thể kể đến là những định hƣớng của Đảng thể hiện tƣơng đối rõ nét trong “Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020”: “Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lƣợc thị trƣờng; tăng nhanh giá trị nội địa; giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và cả nền kinh tế;…” [26]
Phát triển CNHT đƣợc thể hiện cụ thể hơn trong Báo cáo chính trị của BCH Trung ƣơng Đảng khóa X, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Phần 2. Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hƣớng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nƣớc công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. Cụ thể là cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hƣớng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bƣớc có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng lƣới sản xuất và phân phối toàn cầu. Ƣu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu
84
khí, điện, than, khai khoáng, hóa chất, luyện thép, xi măng, phân đạm…, công nghiệp hỗ trợ… với trình độ công nghệ ngày càng cao, sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lƣợng tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng” [27]. “… Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”. [28]
Nhƣ vậy, định hƣớng phát triển CNHT là rõ ràng, tuy nhiên, thực tế triển khai áp dụng còn nhiều vƣớng mắc. Năm 2007, Bộ Công nghiệp ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng) chủ trì soạn thảo. Quy hoạch này đang đƣợc xem xét, điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Ngày 19 tháng 8 năm 2009 Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý Cụm Công nghiệp trong đó có đề cập những lĩnh vực, ngành nghề, cơ sở sản xuất đƣợc khuyến khích đầu tƣ trong cụm công nghiệp, trong đó có “các ngành công nghiệp phụ trợ”. Trƣớc đó, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Trong nội dung của Nghị định, phần liên quan đến các Chính sách trợ giúp DNNVV có đề cập đến việc thành lập quỹ phát triển DNNVV, trong đó phát triển CNHT là một trong những đối tƣợng đƣợc ƣu tiên trợ giúp.
Ngày 24 tháng 02 năm 2011 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNHT. Quyết định quy định các chính sách khuyến khích phát triển CNHT, bao gồm:
- Khuyến khích phát triển thị trƣờng.
- Khuyến khích về khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. - Khuyến khích về cung cấp thông tin.
- Khuyến khích về tài chính.
Có thể nói về mặt định hƣớng, chính sách, luật pháp liên quan đến phát triển CNHT đã tƣơng đối đầy đủ, tuy những ƣu đãi chƣa đƣợc tập trung, thống nhất trong
85
một văn bản nhƣng nó đã đƣợc thể hiện khá rõ trong quá trình tham mƣu chính sách phát triển công nghiệp nói chung và CNHT nói riêng.
Về cơ quan quản lý nhà nƣớc về CNHT. Hiện nay, Thủ tƣớng Chính phủ đã giao Bộ Công Thƣơng nhiệm vụ theo dõi sự phát triển của CNHT, tuy nhiên, chƣa có văn bản chính thức về việc này. Ngày 16 tháng 2 năm 2009, Bộ Công Thƣơng đã ra Quyết định thành lập Trung tâm phát triển doanh nghiệp CNHT (SIDEC) trực thuộc Viện nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách Công nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối các doanh nghiệp CNHT. Cũng trong năm 2009, ngày 27 tháng 4, khu CNHT số 1 của Việt Nam tại Bắc Ninh đã đƣợc khởi công xây dựng với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Sau Bắc Ninh, sẽ còn những khu CNHT khác đƣợc tiếp tục lựa chọn địa điểm để xây dựng.
Nhƣ vậy, về chủ trƣơng, định hƣớng đã có, nhƣng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cần phải phát triển theo hƣớng nào? Ở đây có hai quan điểm phát triển:
Quan điểm thứ nhất của các chuyên gia kinh tế Nhật Bản cho rằng công
nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cần phát triển trƣớc nhất là phục vụ cho nhu cầu nội địa, lấy việc sản xuất linh phụ kiện lắp ráp các sản phẩm công nghiệp có mức sản lƣợng tiêu thụ nội địa tƣơng đối lớn nhƣ xe máy, trang thiết bị điện - điện tử làm nền. Sau khi phát triển lên một mức cao hơn sẽ có tác động lan tỏa đến sản xuất phục vụ cho các nhu cầu khác, trong đó có xuất khẩu.
Quan điểm thứ hai, muốn đi thẳng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ lấy mục tiêu xuất khẩu làm chính. Thông qua việc phát triển sản xuất xuất khẩu sẽ có tác động lan tỏa đến các ngành sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa.
Chiến lƣợc phát triển công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn đến 2020 đã đƣợc xác định là hƣớng về xuất khẩu. Nhƣ vậy rõ ràng về tổng thể công nghiệp hỗ trợ cũng cần phải tập trung phát triển theo hƣớng hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm hỗ trợ hết sức đa dạng và đan xen với nhiều ngành công nghiệp khác nhau nên định hƣớng phát triển không thể chỉ theo một trong hai quan điểm nói trên và phải phụ thuộc vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Trong quy hoạch phát triển
86
công nghiệp hỗ trợ này, tùy theo từng lĩnh vực công nghiệp, sẽ lựa chọn riêng các quan điểm phát triển cho từng ngành trong tƣơng lai.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ phải gắn kết chặt chẽ với định hƣớng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong tƣơng lai. Cho đến thời điểm hiện tại việc xác định các ngành công nghiệp trọng yếu đó, tùy theo từng góc độ xem xét, vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận khác nhau. Nhƣng về tổng thể, nền tảng để phát triển công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 nhiều nhận định cho rằng phải dựa vào nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là chủ yếu. Nhƣ vậy thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ là động lực chính để phát triển công nghiệp Việt Nam. Chấp nhận ý kiến này đồng nghĩa với việc chấp nhận phát triển công nghiệp hỗ trợ theo sự điều tiết và chuyển dịch sản xuất của các công ty, tập đoàn nƣớc ngoài. Trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp hỗ trợ trong nƣớc chủ yếu làm vệ tinh cho các tập đoàn nƣớc ngoài và Nhà nƣớc cần có những giải pháp và chính sách thu hút đầu tƣ từ các tập đoàn lớn của nƣớc ngoài, đồng thời hỗ trợ các công ty trong nƣớc hợp tác sản xuất với các tập đoàn nƣớc ngoài. Việc này cũng đã đƣợc các nƣớc trong khu vực thực hiện thƣờng xuyên.
Tuy chƣa phải đã là phát triển tốt, nhƣng nhìn chung công nghiệp hỗ trợ hiểu theo nghĩa sản xuất các sản phẩm nguyên vật liệu, phụ tùng, linh phụ kiện ở Việt Nam cũng đã và đang phát triển theo tín hiệu của thị trƣờng. Vấn đề là mối liên hệ ngang giữa các cơ sở sản xuất gia công, chế tạo sản phẩm hỗ trợ đảm bảo yêu cầu số lƣợng, tiêu chuẩn chất lƣợng, thời gian giao hàng với giá thành theo đơn đặt hàng của các hộ tiêu thụ không nằm trong mối liên kết dọc của dây chuyền sản xuất, còn rất kém phát triển, chƣa tạo nên một môi trƣờng kinh tế thuận lợi cho phát triển và ứng xử linh hoạt đối với những biến động của thị trƣờng. Mối liên hệ kinh tế giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau còn kém phát triển, chƣa có những tác động phối hợp, tận dụng năng lực và thế mạnh của nhau để cùng phát triển, thậm chí còn có xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh, đầu tƣ chồng chéo gây thiệt hại đến nhau.
87
nhằm tổ chức những mối liên kết ngang giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ, giữa các thành phần kinh tế với nhau. Đặc biệt cần xác định đƣợc những yếu tố có thể đóng vai trò tạo dựng và điều tiết những mối liên kết ngang này.
CNHT nói chung ở Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp và từng ngành, từng lĩnh vực có trình độ phát triển khác nhau. Để thu thập số liệu thực tế, phân tích đánh giá vấn đề này một cách tổng thể, hiện gặp rất nhiều khó khăn. Các thống kê chính thức của các cơ quan nhà nƣớc hiện không cho phép có những đánh giá sát thực chỉ vì một nguyên nhân cơ bản là trong hệ thống thống kê hiện tại chƣa có quan niệm công nghiệp hỗ trợ. Ở Nhật Bản, vấn đề này thuộc chức năng của cục công nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với các hiệp hội ngành nghề và hệ thống ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Cục công nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm thúc đẩy phát triển và tạo ra những mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Điều này cũng cần đƣợc xem xét và giải quyết trong quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ không có nghĩa là phát triển sản xuất tất cả các sản phẩm hỗ trợ, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế rộng rãi. Trong điều kiện hội nhập muộn của Việt Nam so với những nƣớc xung quanh, rõ ràng Việt Nam cần phải lựa chọn phát triển những sản phẩm hỗ trợ có lợi thế so sánh cao nhất, tận dụng đƣợc kinh nghiệm của các nƣớc đã phát triển trƣớc Việt Nam, tận dụng đƣợc năng lực công nghiệp hỗ trợ đã phát triển ở các nƣớc Trung Quốc, Thái Lan,... Thí dụ, ngay cả Thái Lan là một trung tâm sản xuất ô tô có tổng lƣợng FDI lớn nhất Đông Nam Á, hiện tỷ lệ phụ tùng nhập khẩu là 30%, phụ tùng sản xuất trong nƣớc là 70%, trong đó 45% do các công ty FDI cung cấp. Các công ty nội địa chỉ sản xuất khoảng 25%.
Nhƣ vậy đối với từng ngành sản xuất công nghiệp, mức độ ƣu tiên phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ cũng khác nhau và cần đƣợc lựa chọn, xác định trong quy hoạch. Giai đoạn đầu có thể chỉ là một số sản phẩm hỗ trợ chủ yếu có tầm phục vụ rộng rãi nhƣ sản xuất các linh kiện nhựa, khuôn mẫu, rèn rập, đúc kim loại, gia công xử lý nhiệt và xử lý bề mặt, các chi tiết quy chuẩn....
88
2.2.2. Chiến lược phát triển công nghiê ̣p hỗ trợ
Cho đến nay, cách thức hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch công nghiệp của Việt Nam vẫn theo kiểu áp đặt từ trên xuống, mang nhiều tính chủ quan, đƣợc định lƣợng quá nhiều và thiếu thực tiễn. Mục tiêu của các tài liệu hoạch định này vẫn chƣa hƣớng đến doanh nghiệp và hầu nhƣ không thể hiện đƣợc vai trò của hệ thống doanh nghiệp. Riêng đối với phát triển CNHT, cách thức đặt vấn đề và xây dựng bản Quy hoạch phát triển CNHT của Bộ Công Thƣơng năm 2007 đã có nhiều điểm không còn phù hợp so với tình hình hiện nay, khi CNHT đã trở thành một đòi hỏi cấp bách và đƣợc phổ biến rộng rãi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do cách đặt vấn đề từ ban đầu, việc xác định các ngành, doanh nghiệp, sản phẩm đƣợc ƣu đãi, xây dựng chính sách ƣu đãi đang gặp phải nhiều vấn đề khó giải quyết, khó thực hiện vì quá dàn trải và không phù hợp với quốc tế. Trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia các định chế song phƣơng, đa phƣơng những đề xuất về hỗ trợ cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực vấp phải không ít khó khăn vì phải tuân thủ những cam kết quốc tế mà ta đã ký kết, tham gia.
2.2.2.1. Xác định các ngành cung ứng trong phát triển CNHT
Theo bản quy hoạch này, cách thức đặt vấn đề phát triển CNHT của Việt Nam hiện nay là trên cơ sở các ngành công nghiệp hạ nguồn. Trong đó, phát triển CNHT đƣợc hoạch định theo kiểu: mỗi ngành công nghiệp hạ nguồn (thuộc 5 ngành ƣu tiên: ô tô, cơ khí, điện tử, dệt may, da giày) có một ngành CNHT tƣơng ứng. Nhƣ vậy, bản chất của quy hoạch này là tập hợp của 5 quy hoạch ngành, với sự tập trung hơn vào phần chuỗi cung ứng trong mỗi ngành.
Với bản quy hoạch CNHT Việt Nam hiện nay, nhiều địa phƣơng lớn về phát triển công nghiệp bắt đầu xây dựng quy hoạch CNHT của địa phƣơng mình với dự định phát triển CNHT cho tất cả các ngành công nghiệp: hoá dầu, chế biến nông lâm thuỷ hải sản, vật liệu xây dựng… Rõ ràng là ngành công nghiệp nào cũng đòi hỏi các lực lƣợng hỗ trợ để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, tuy nhiên, thuật ngữ CNHT để chỉ những ngành sản xuất có thể cung ứng cho nhiều ngành công nghiệp
89
tƣơng đối tƣơng đồng nhau. Lúc này mới có quan niệm “các ngành công nghiệp hỗ trợ”, còn nếu là lực lƣợng hỗ trợ nội vi trong một ngành công nghiệp hạ nguồn thì không cần đến thuật ngữ riêng nhƣ vậy. Do đó, cần xác định rõ, không phải ngành công nghiệp nào, địa phƣơng nào cũng có thể phát triển CNHT nhƣ phát triển công nghiệp nói chung.
Theo kinh nghiệm của các quốc gia đi trƣớc, các ngành CNHT đều đƣợc xác định trên cơ sở các ngành cung ứng. Bởi lẽ, bản thân CNHT của một ngành công nghiệp, nhƣ CNHT ngành điện tử gia dụng bao gồm rất nhiều sản phẩm từ nhiều ngành khác, những ngành cung ứng này có thể đáp ứng cho nhiều ngành hạ nguồn khác nữa, chứ không phải chỉ một mình ĐTGD. Trên thực tế, CNHT chỉ có thể phát triển đƣợc, khi các ngành cung ứng có thể đáp ứng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhật Bản đã giới hạn các ngành CNHT bao gồm: công nghiệp sản xuất các linh kiện kim loại, công nghiệp sản xuất các linh kiện nhựa và cao su, công nghiệp sản xuất các linh kiện điện và điện tử. Nếu Việt Nam cũng xác định nhƣ vậy, 03 ngành hỗ trợ này có thể cung ứng cho các ngành: công nghiệp xe máy, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử, máy nông nghiệp, máy công nghiệp, máy xây dựng, thậm chí cả ngành đóng tàu…
Có lẽ việc xác định 5 ngành trọng tâm trong phát triển CNHT của Việt Nam bao gồm cả Da giày và Dệt may đã làm cho quy hoạch CNHT buộc phải tách bạch và dựa trên các ngành công nghiệp hạ nguồn, dẫn đến các điểm bất cập khi đƣa ra danh mục sản phẩm theo mỗi ngành.
Xét một cách tổng thể, hai ngành công nghiệp kể trên thuộc nhóm thâm dụng lao động, Chính phủ đã có các chƣơng trình phát triển riêng, không nên xếp cùng vào với nhóm công nghiệp chế tạo nhƣ ô tô, xe máy, cơ khí, điện tử để phát triển CNHT. Nếu chỉ tập trung cung ứng cho các ngành hạ nguồn trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo: cơ khí, điện điện tử, ô tô, xe máy, đóng tàu… quy hoạch CNHT mới có thể đƣợc xây dựng trên cơ sở 03 ngành cung ứng vừa đề xuất. Bản quy hoạch phát triển CNHT cần đặt ra mục tiêu cung ứng của CNHT là các ngành công nghiệp