Thay đổi về hô hấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với fentanyl trong mổ lấy thai (Trang 28 - 29)

Thay đổi về lồng ngực

Khi mang thai, kích thước của thai tăng dần theo tuổi thai. Tử cung có thai đẩy cơ hoành lên cao hơn bình thường khoảng 4 cm ở cuối kỳ thai nghén. Đường kính trước sau của lồng ngực tăng khoảng 2 cm, vòng đáy ngực tăng 5-7 cm [3], [25], [32].

Thay đổi thông khí

Do thai phát triển, thở bụng giảm và thở ngực tăng. Sự co giãn của lồng ngực giảm. Thể tích khí lưu thông tăng 40% cuối kỳ thai nghén dẫn đến tăng thông khí. Thể tích khí cặn và dự trữ thở ra giảm 15% - 20% cuối kỳ thai nghén, dung tích sống và dung tích toàn phổi giảm ít, chỉ số thông khí/tưới máu ít thay đổi [3], [25], [32].

Thay đổi về trao đổi khí

Tăng thông khí là thay đổi chính, cuối thai kỳ tăng 50%, chủ yếu là thể tích khí lưu thông và làm tăng thông khí phế nang (70%) để đáp ứng nhu cầu oxy cho thai và mẹ. Khuếch tán khí phế nang mao mạch không hoặc ít thay đổi.

Khi chuyển dạ, phản xạ đau sẽ gián tiếp làm tăng thông khí. Thông khí tăng làm giảm phân áp khí carbonic trong máu động mạch (PaCO2) đến 10 - 15 mmHg và pH = 7,55 - 7,60, kiềm hô hấp làm đường cong phân ly hemoglobin (Hb) chuyển sang trái và gây co mạch tử cung - rau làm giảm oxy thai. Khi hết đau, do khí carbonic giảm trong khi đau, bắt đầu giai đoạn tạm thời giảm thông khí gây giảm oxy ở mẹ (PaO2 < 70 mmHg) làm ảnh hưởng đến thai. Chuyển dạ kéo dài làm toan chuyển hoá ở mẹ, tích luỹ lactat có thể làm tăng nguy cơ suy thai trong trường hợp thiếu oxy, do đó cần cho người mẹ thở thêm oxy. Khi gây tê làm giảm đau do đó ít tăng thông khí, ít ảnh hưởng đến mẹ và thai [3], [25],

[32].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với fentanyl trong mổ lấy thai (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w