Mục tiêu 1: So sánh hiệu quả ức chế cảm giác vận động của 2
phương pháp.
* Hiệu quả ức chế cảm giác, dựa vào các tiêu chí:
- Thời gian khởi phát ức chế cảm giác đau tại các mức T12, T10, T6 và T4
là thời gian từ khi tiêm thuốc tê trong GTTS đến khi ức chế cảm giác đau đến các mức tương ứng.
- Mức ức chế cảm giác đau cao nhất: là mức ức chế cảm giác đau cao nhất sau khi gây tê ở trên mỗi sản phụ.
- Thời gian ức chế cảm giác đau ở các mức T12, T10, T6 và T4: là thời gian từ khi mất cảm giác đau tương ứng với các mức trên cho đến khi phục hồi cảm giác đau ở cùng mức độ.
- Chất lượng vô cảm theo Abouleish được đánh giá trong cuộc mổ.
- Thời gian giảm đau sau mổ: là thời gian từ khi mổ xong đến khi VAS ≥ 4, cần phải điều trị giảm đau.
* Hiệu quả ức chế vận động, biểu hiện qua các tiêu chí:
- Thời gian khởi phát ức chế vận động ở các mức Bromage I, II, III là thời gian từ khi tiêm xong thuốc tê trong GTTS đến khi ức chế vận động ở các mức Bromage I, II, III.
- Mức ức chế vận động cao nhất sau gây tê 5 phút: là mức ức chế vận động cao nhất sau khi bơm xong thuốc tê 5 phút.
- Thời gian ức chế vận động ở các mức: là thời gian tính từ khi sản phụ bị ức chế vận động ở các mức Bromage nào đến khi phục hồi vận động ở cùng mức của Bromage đó (tính bằng phút).
Mục tiêu 2: Đánh giá ảnh hưởng đến tuần hoàn, hô hấp và các tác
dụng không mong muốn
* Trên tuần hoàn, thông qua các tiêu chí:
+ Thay đổi tần số tim trong và sau mổ: tần số tim được theo dõi liên tục từ trước khi gây tê đến sau khi mổ 24 giờ.
+ Thay đổi HATT, HATTr và HATB trong và sau mổ đến 24 giờ.
+ Tỷ lệ sản phụ có giảm HATT > 30% so với mức huyết áp nền: là tỷ lệ các sản phụ có giảm HATT > 30% tại một trong các thời điểm nghiên cứu so với huyết áp nền.
+ Tỷ lệ sản phụ có tần số tim giảm > 20%: là tỷ lệ số sản phụ trong nhóm nghiên cứu có giảm tần số tim > 20% so với mức nền của sản phụ tại một trong các thời điểm nghiên cứu.
* Trên hô hấp, thông qua các tiêu chí:
+ Thay đổi tần số thở trong và sau mổ: là tần số thở của sản phụ được đếm tự động trên monitor theo dõi trong mổ và sau mổ 24 giờ tại các thời điểm nghiên cứu.
+ Thay đổi độ bão hòa oxy mao mạch (SpO2) trong và sau mổ: là giá trị bão hòa oxy mao mạch được theo dõi liên tục bằng monitor.
* Các tác dụng không mong muốn:
+ Tỷ lệ nôn, buồn nôn, ngứa, rét run, bí tiểu, đau đầu, đau lưng … trong và sau mổ.
Mục tiêu 3: Ảnh hưởng của các kỹ thuật lên sơ sinh, thông qua các
+ Chỉ số Apgar phút thứ nhất và phút thứ 5 sau mổ
+ Giá trị kết quả pH và khí máu động mạch rốn của trẻ sơ sinh.