Tần số tim tăng lên 10 - 15 lần /phút so với bình thường. Thể tích tuần hoàn cuối kỳ thai nghén tăng 35% - 45%.
Số lượng hồng cầu tăng 20%, trong khi đó thể tích huyết tương tăng trên 50% làm Hematocrit giảm.
Mất máu sinh lý khi đẻ đường dưới từ 300 - 500 ml, mất máu do mổ lấy thai 500 - 700 ml. Nếu mất trên 1000 ml sẽ có triệu chứng giảm thể tích tuần hoàn và cần xử trí [3], [35].
- Thay đổi về huyết động
Huyết áp (HA) tối đa giảm ngay tuần thứ 7 rồi tăng dần đến đủ tháng. Sức cản mạch máu ngoại biên giảm 20% và tăng cuối kỳ thai nghén (do phát triển tuần hoàn tử cung rau, co mạch do hormon: estrogen, progesteron, prostaglandin) [3], [32].
Áp lực động mạch phổi giảm 30% cuối kỳ thai nghén.
Lưu lượng tim tăng dần, tăng 30% - 40% tuần thứ 8 đến cuối quý 1, tăng nhẹ ở quý 3 đến đủ tháng.
Lưu lượng tưới máu tử cung tăng dần từ 50 ml/phút ở giai đoạn đầu thai nghén đến 500 ml/phút lúc đủ tháng. Cơ tử cung nhận 20%, rau nhận 80% lưu lượng máu tử cung rau. Tuần hoàn tử cung - rau có sức cản mạch máu thấp [3], [32], [35].
Lưu lượng tim tăng cao nhất khi chuyển dạ đẻ do đau, do gắng sức và hiện tượng tự truyền máu khi có cơn co tử cung, giai đoạn này sẽ khó dung nạp ở các sản phụ có bệnh tim mạch do đó dễ gây biến chứng phù phổi cấp, suy tim [76].
- Thay đổi huyết động do tư thế
Cuối thời kỳ thai nghén, sản phụ nằm ngửa duỗi chân lưu lượng tim giảm 15% so với nằm nghiêng, HA giảm trên 10%.
làm giảm lưu lượng tim, hạ HA làm giảm lưu lượng máu tử cung rau gây suy thai, sản phụ thấy triệu chứng vã mồ hôi, buồn nôn, có thể rối loạn ý thức. Dự phòng hội chứng này bằng cách đẩy tử cung sang trái (nằm nghiêng trái hoặc kê gối dưới hông phải), truyền dịch trước gây tê. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới làm giãn tĩnh mạch khoang ngoài màng cứng sẽ giảm 40% dung tích khoang màng cứng do đó cần giảm liều thuốc tê và chọc kim gây tê ngoài cơn co để tránh chọc kim vào tĩnh mạch [3], [32], [36].
- Thay đổi về khí máu
Khi chuyển dạ đau, kích thích tăng thông khí, làm giảm áp lực PaCO2 từ 10 - 15 mmHg, làm tăng pH máu lên 7,55 - 7,60, gây ra tình trạng nhiễm kiềm hô hấp, làm đường cong phân ly hemoglobin chuyển sang trái gây co mạch tử cung - rau, có thể làm giảm oxy của thai gây suy thai, do đó trong giai đoạn chuyển dạ đẻ hoặc mổ lấy thai cần phải cho sản phụ thở oxy qua mask [3], [32], [35].
- Thay đổi về đông máu
Giai đoạn phụ nữ mang thai có tăng các yếu tố đông máu VII, VIII và X, kết hợp tăng sinh sợi huyết từ tuần thứ 12. Thời gian máu chảy vẫn giữ ở mức bình thường [3], [25], [32].