* Nôn và buồn nôn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sản phụ nào bị nôn và buôn nôn ở mức độ nặng, ở nhóm I có 21 sản phụ (5,52%) bị ở mức độ trung bình; 38 sản phụ (10%) bị ở mức độ nhẹ. Ở nhóm II có 11 sản phụ (2,89%) bị ở mức độ trung bình; 21 sản phụ (5,52%) ở mức độ nhẹ. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
postrema và trung tâm nôn ở hành não. Trung tâm nôn nhận các xung động thần kinh từ các sợi thần kinh ở ống tiêu hóa, ống bán khuyên của tai tr ong, ở vỏ não và các thụ thể về áp lực nội sọ. Các xung động xuất phát từ các cấu trúc này bị ảnh hưởng bởi các thụ thể dopaminergic, muscarinic, histamin và opioid. Do vậy các thụ thể này là mục tiêu tác động của các thuốc chống nôn [7]. Nôn và buồn nôn trong và sau mổ là những khó chịu mà các sản phụ than phiền nhiều sau triệu chứng đau; nôn và buồn nôn thường đi kèm với tụt huyết áp động mạch, làm thiếu máu não gây kích thích trung tâm nôn ở hành não.
Theo nghiên cứu của Trần văn Cường [6] ở nhóm II có 3,3%; ở nhóm III có 37,2% nôn buồn nôn. Theo Nguyễn Đức Lam [17] có 13,33%, theo Nguyễn Hoàng Ngọc [22] có 12%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các kết quả nghiên cứu trên.
Theo nghiên cứu của Moslem F [125] khi GTTS để mổ lấy thai với liều 6 mg bupivacain có 13,6% nôn và buồn nôn còn khi GTTS liều 12 mg bupivacain có 54,5% nôn và buồn nôn, tương đương với kết quả tụt huyết áp động mạch sau GTTS (27,27% và 63,64%). Theo Ngan Kee [128], khi huyết áp được kiểm soát bằng ephedrin thì sẽ giảm tỷ lệ nôn và buồn nôn, tỷ lệ nôn, buồn nôn là 4% khi duy trì huyết áp 100% so với bình thường; 16% khi duy trì được 90%; 40% nôn, buồn nôn khi huyết áp duy trì ở mức 80% so với bình thường. Theo Chung C.J [67] khi GTTS với bupivacain đơn thuần, tỷ lệ nôn buồn nôn là 11,8%, khi phối hợp với fentanyl là 22,2%.
Các thuốc gây co hồi tử cung cũng gây nôn và buồn nôn. Oxytoxin có thể gây nôn, buồn nôn do hạ huyết áp thông qua tác dụng phóng thích oxit nitric và atrial natriuretic peptide. Ergotamin gây nôn, buồn nôn bằng cách tác dụng lên thụ thể dopaminergic và serotoninergic. Prostaglandin F2α cũng có
thể gây nôn, buồn nôn do kích thích cơ vòng ống tiêu hóa. Trong mổ khi bộc lộ tử cung ra ngoài, lau ổ bụng, lôi kéo phúc mạc có thể gây đau nội tạng kích thích dây thần kinh X và kích thích trung tâm nôn gây ra nôn và buồn nôn. Sau mổ, nôn và buồn nôn có liên quan đến sử dụng thuốc họ morphin gây tác động lên trung tâm nôn [35], [36], [74].
Điều trị nôn và buồn nôn bằng tăng tốc độ truyền dịch, nâng huyết áp bằng ephedrin, dự phòng nôn bằng tiêm các thuốc như dexamethason, điều trị nôn bằng ondansetron tiêm tĩnh mạch, các sản phụ đều đáp ứng với điều trị [35], [74].
* Suy hô hấp - ngừng thở
Trong cả 2 nhóm nghiên cứu, không có sản phụ nào bị suy hô hấp, ngừng thở. Chứng tỏ không có sản phụ nào bị tụt huyết áp quá sâu hoặc ức chế vận động quá cao gây liệt toàn bộ hệ thống cơ hô hấp, cơ hoành, cơ liên sườn …
* Rét run
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm I có 50 sản phụ (13,16%) ở nhóm II có 46 sản phụ (12,11%) bị rét run. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo Nguyễn Đức Lam [17] tỷ lệ rét run sau gây tê là 11,67% - 18,33%.
Theo Bùi Quốc Công [5] khi GTTS bằng bupivacain phối hợp với fentanyl thì tỷ lệ rét run là 10%, nhóm sử dụng bupivacain đơn thuần là 50%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương các kết quả trên nhưng cao hơn của Cao Thị Bích Hạnh [9] là 6,66% và Nguyễn Minh Lý [21] là 5,45%, có lẽ do các tác giả này dùng liều bupivacain thấp hơn của chúng tôi. Theo nghiên cứu của Ngian SKK, Chong J.L [130] khi GTTS bằng 7,5 mg bupivacain phối hợp với 15 mcg fentanyl tỷ lệ rét run là 27,8%. Khi GTTS bằng 7,5 mg bupivacain phối hợp với 10 mcg sufentanil thì tỷ lệ rét run là 35%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các sản phụ bị rét run đều được ủ ấm và tiêm tĩnh mạch chậm 30 mg dolargan thì ổn định. Rét run tuy không gây nguy hiểm nhưng gây ra sự khó chịu cho sản phụ. Cơ chế của run, rét run sau GTTS đến nay vẫn chưa được biết chính xác, nhưng thường gặp trong các trường hợp, sản phụ lo lắng, nhiệt độ môi trường lạnh, truyền nhiều dịch không được ủ ấm, do thuốc tê lạnh kích thích các ổ cảm thụ nhiệt của ống sống [29], [35], [74].
* Bí tiểu
Tỷ lệ bí tiểu ở nhóm I là 4,5%, nhóm II là 4,3%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với Nguyễn Đức Lam [17] là 3,33%; của Nguyễn Hoàng Ngọc [22], của Chu Xuân Anh [2] 9,1%. Nguyên nhân của bí tiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian, mức độ ức chế của thuốc tê lên tủy sống ức chế thần kinh phó giao cảm chi phối bàng quang làm giãn cơ vòng bàng quang gây tăng thể tích tối đa của bàng quang, mức độ và tốc độ truyền dịch trong mổ và khả năng chịu đựng của sản phụ [36], [112]. Các sản phụ bí tiểu trong nghiên cứu của chúng tôi đều được chườm ấm vùng bàng quang và nâng sản phụ ngồi dậy sau đó đều ổn định, không có sản phụ nào phải đặt lại thông tiểu.
* Ngứa
Tỷ lệ sản phụ bị ngứa ở nhóm I là 5,8%, ở nhóm II là 5,3%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Khi phối hợp với morphin thì tỉ lệ ngứa cao hơn (có thể đến 30%) so với các thuốc khác thuộc họ morphin. Các giả thuyết đưa ra là do các thuốc họ morphin gây kích thích thụ thể µ - opioid ở sừng sau tủy sống, đối vận với các chất ức chế vận chuyển trung gian và kích hoạt động trung tâm ngứa ở thần kinh trung ương. Các sản phụ thường có cảm giác ngứa, khu trú ở vùng mũi, mặt, ngực, có thể ngứa toàn thân [59], [120].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với Tô Văn Thình [29] là 4,5%, thấp hơn Nguyễn Đức Lam [17] 15%, Nguyễn Hoàng Ngọc [22] 42,31% (nhóm có sử dụng 0,15 mg morphin). Điều trị ngứa sau GTTS có thể sử dụng các thuốc đối vận opioid, thuốc vừa đồng vận vừa đối vận opioid (droperidol), thuốc đối vận serotonin (ondansetron), hoặc dùng liều nhỏ Diprivan. Các thuốc kháng histamin thường không hiệu quả trong điều trị ngứa sau gây tê vùng vì ngứa không phải do sự giải phóng histamin [36]. Các sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ bị ngứa nhẹ (không dùng morphin) thoáng qua nên không phải điều trị bằng các loại thuốc trên.
* Đau đầu, đau vai gáy
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy tỷ lệ đau đầu, đau vai gáy ở nhóm I là 2,1%, nhóm II là 2,6%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo nghiên cứu của Cao Thị Bích Hạnh [9] tỷ lệ nhức đầu, đau vai gáy ở 12 nhóm từ 4,76% đến 7,14%, khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lam [17] tỷ lệ đau đầu là 1,67%; các sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi thường có đau đầu ở mức độ trung bình, xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu, được điều trị bằng nằm nghỉ tại giường, gối đầu cao, dùng thuốc giảm đau paracetamol uống cà phê, cocacola, uống nhiều nước, uống diazepam 10 mg vào buổi tối, sau đó các sản phụ đều ổn định bình thường.
Tỷ lệ đau đầu, đau vai gáy có liên quan đến kim GTTS, thường thay đổi từ 1,5% - 11,2%. Dùng kim Whitacre (đầu bút chì) số 27 thì tỷ lệ này là 1,7%, dùng kim tủy sống Quincke (đầu vát nhọn) thì tỉ lệ đau đầu là 2,9%. Khi GTTS bằng kim có kích thước lớn (24 - 25G) làm rách màng cứng và màng nhện, gây thoát dịch não tủy ra khoang ngoài màng cứng làm giảm áp lực dịch não tủy gây mất cân bằng giữa động mạch và áp lực nội sọ gây phản xạ giãn mạch máu não làm tăng dòng máu đến não, gây ra đau đầu do phù não.
Khi vô tình chọc thủng màng nhện với kim gây tê ngoài màng cứng gây ra tỷ lệ đau đầu là 52,1% [17]. Tỷ lệ đau đầu của các tác giả trước đây là: Nguyễn Thanh Đức [8] 12,5%; Trần Ngọc Tuấn [34] 5,94%; Bùi Ích Kim [13] 10,86%; Chambers W.A [57] 20%, Frenkel.C [87] 3,5%, Russell I.F [141] 23%, Ryan D.W [142] 1,5%.
* Đau lưng
Tỷ lệ đau lưng ở nhóm I là 1,3%; ở nhóm II là 1,6%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Đau mỏi lưng có thể do quá trình mang thai gây ra. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước khi GTTS đều giải thích cho sản phụ chu đáo, quá trình gây tê nhẹ nhàng, đa số chỉ phải chọc kim một lần. Các sản phụ chỉ có đau mỏi lưng nhẹ trong vòng 24 giờ đầu sau đó ổn định không phải điều trị gì.
* Nhiễm trùng, rốt loạn cảm giác, vận động, biến chứng thần kinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không gặp sản phụ nào bị nhiễm trùng, rối loạn cảm giác, vận động và biến chứng thần kinh sau GTTS ở cả 2 nhóm.