Cơ sở khoa học của việc lựa chọn liều thuốc tê và vị trí, tư thế bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với fentanyl trong mổ lấy thai (Trang 60 - 62)

nhân khi gây tê.

Nghiên cứu của Miyabe M. năm 1993 [122] về tác dụng của tư thế đầu thấp đến huyết áp động mạch sau GTTS để mổ lấy thai. Tác giả chia làm 2 nhóm: nhóm đầu thấp (n = 17) và nhóm đầu ngang (n = 17). Ở nhóm đầu thấp, các sản phụ ngay sau gây tê sẽ được đặt tư thế nằm ngửa đầu thấp 10o. Trong khi nhóm đầu bằng thì sau khi gây tê sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa, đầu bằng. Kết quả cho thấy tỷ lệ tụt huyết áp sau gây tê không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu. Lượng ephedrin sử dụng, lượng dịch ringerlactat được truyền và mức ức chế cảm giác cao nhất ở 20 phút sau GTTS cũng không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu (T4 ± 2 so với T4 ± 1). Tác giả rút ra kết luận: tư thế đầu thấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ tụt huyết áp sau GTTS để mổ lấy thai.

- Nghiên cứu của Cao Thị Bích Hạnh (2007) về ảnh hưởng của vị trí chọc kim gây tê và tư thế bệnh nhân trong GTTS bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao ở các phẫu thuật chi dưới. Các bệnh nhân ở nhóm đầu thấp sẽ được đặt ở tư thế đầu thấp 10 độ trong 3 phút. Tác giả thấy vị trí chọc kim và tư thế bệnh nhân sau gây tê có ảnh hưởng đến thời gian và mức ức chế cảm giác, vận động.

- Theo các tài liệu kinh điển về gây mê hồi sức thì khuyến cáo không nên gây tê tủy sống ở trên mức L2-3 vì có nguy cơ chọc kim và tủy sống gây tổn thương tủy sống [26],[35].

- Trong thực tế lâm sàng gây mê sản khoa, có gặp các trường hợp mổ lấy thai cấp cứu vì suy thai, cần phải lấy thai nhanh nên cần thời gian khởi tê nhanh mà không muốn tăng liều thuốc tê để tránh nguy cơ tụt huyết áp làm nặng lên tình trạng suy thai. Lúc này cần gây tê tủy sống ở mức cao L2-3 hoặc L3-4 sau đó để đầu thấp. Chúng tôi muốn so sánh hai phương pháp này để tìm ra phương pháp tốt hơn. Cơ sở của việc chọn tư thế đầu thấp 10 độ trong 2 phút dựa theo nghiên cứu của Miyabe và Cao Thị Bích Hạnh, tuy nhiên do các sản phụ có thời gian khởi tê nhanh hơn người không có thai nên chúng tôi chỉ cho các sản phụ nằm đầu thấp 10 độ trong 2 phút.

- Cơ sở của việc chọn liều thuốc tê bupivacain 0,5% tỷ trọng cao, liều 8,5mg là dựa trên khuyến cao của Hội GMHS Pháp 2010 và Hội GMHS Việt Nam. Khuyến cáo liều bupivacain để GTTS cho mổ lấy thai là 8 - 10 mg có phối hợp với Fentanyl hoặc Sufentanil.

- Theo các nghiên cứu về gây tê tủy sống trong mổ lấy thai của các tác giả trong nước: Nguyễn Hoàng Ngọc (liều 7 mg), Trần Văn Cường (3 nhóm liều 7; 8 và 10 mg) và Vũ Thị Thu Hiền (liều thay đổi theo chiều cao 1,5 - 1,6 m liều 8 mg, chiều cao > 1,6 m liều 9 mg).

Do đó, chúng tôi chọn liều bupivacain là 8,5 mg cho các sản phụ có chiều cao từ 1,55 - 1,65 m, việc chọn một liều bupivacain giống nhau sẽ giúp phát hiện rõ hơn ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ ở hai nhóm nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với fentanyl trong mổ lấy thai (Trang 60 - 62)