Các phương pháp đánh giá đau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với fentanyl trong mổ lấy thai (Trang 35 - 37)

Ngày nay có khá nhiều kỹ thuật lâm sàng để đánh giá đau và đáp ứng của nó với điều trị, phương pháp tốt nhất là để bệnh nhân tự đánh giá mức

đau của mình hơn là sự đánh giá của người quan sát, việc quan sát các biểu hiện của đau và các dấu hiệu sống là những biện pháp không đáng tin cậy và không nên sử dụng để đánh giá đau trừ khi bệnh nhân không có khả năng giao tiếp. Các biểu hiện đau của bệnh nhân và sự tự đánh giá đau của họ cũng không luôn luôn nhất quán với nhau có lẽ là do sự khác nhau về khả năng chịu đựng.

Ở người trưởng thành có 3 phương pháp phổ biến để tự đánh giá đau: Thang điểm đau bằng nhìn hình đồng dạng VAS (Visual Analog Scale), là thang điểm được đánh giá dựa theo một thước dài 20 cm, mặt thước phía bệnh nhân có 5 hình tương ứng với 5 mức độ đau, đầu tận cùng bên trái tương ứng với không đau, còn tận cùng đầu kia là đau nhất có thể tưởng tượng được. Mặt phía thầy thuốc được chia thành 10 vạch. Bệnh nhân được yêu cầu di chuyển và định vị con trỏ trên thước tương ứng với mức đau của mình. Mặt sau thước khoảng cách từ điểm bệnh nhân chỉ ra đến điểm O chính là điểm VAS. Thang điểm này được nhiều tác giả sử dụng do nó dễ nhớ, dễ tưởng tượng và bệnh nhân chỉ cần nhìn vào hình đồng dạng tương ứng là có thể chỉ được mức độ đau của mình. Chúng tôi cũng dùng thang điểm này để lượng giá điểm đau của các bệnh nhân trong nghiên cứu.

Thang điểm đau theo sự lượng giá trả lời bằng số VNRS (Verbal Numerical Rating Scale): cách đánh giá này không cần thước, bệnh nhân được hướng dẫn thang điểm đau, điểm 0 tương ứng với không đau cho đến điểm 10 là điểm đau nhất có thể tưởng tượng được, rồi lượng giá và trả lời bằng số ứng với mức đau của mình là bao nhiêu trong các mức từ 1-10

Thang điểm đau theo sự lượng giá bằng cách phân loại CRS (Categorical Rating Scale):

Theo thang điểm này, thầy thuốc đưa ra 6 mức độ đau và bệnh nhân được yêu cầu tự lượng giá mức đau của mình tương ứng với mức độ nào trong 6 mức độ từ không đau (none), đau nhẹ (mild), đau vừa phải (moderate), đau dữ dội (severe), đau rất dữ dội (very severe), cho đến đau nhất có thể tưởng tượng được (most pain imaginable).

Đau nên được đánh giá khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một chỉ điểm cho việc đánh giá của giảm đau hiệu quả lại là đánh giá đau khi ho, khi hít thở sâu hoặc khi vận động (ví dụ: khi trở mình trên giường, khi ngồi dậy hoặc khi đi lại). Đau nên được đánh giá một cách đều đặn trong thời kỳ hậu phẫu và cần tăng số lần đánh giá nếu đau không được kiểm soát tốt hoặc có sự thay đổi về kích thích gây đau hoặc liệu pháp điều trị đau [15], [27], [29].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với fentanyl trong mổ lấy thai (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w