dụng trong mổ
Lượng dịch truyền ringerlactat trong cả 2 nhóm nghiên cứu tương đương nhau (nhóm I: 1098 ± 163 ml, nhóm II 1053 ± 144 ml) sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc [22] lượng dịch truyền cần phải dùng là 1041 ± 114 ml. Trong nghiên cứu của Đỗ Văn Lợi [20] lượng dịch truyền trong mổ là 1040 ± 267 ml, nghiên cứu của Trần Văn Cường [6] 1000 ± 300 ml. Theo nghiên cứu của Uchiyama A lượng dịch cần phải truyền là 1320 ± 310 ml [155]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên. Theo David. H và cộng sự [74] truyền ringerlactat trước và sau GTTS có thể ngăn ngừa được sự giảm cung lượng tim, tụt huyết áp sau GTTS.
- Lượng atropin được dùng cho cả 2 nhóm nghiên cứu có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Lượng ephedrin đã dùng trung bình ở nhóm I là 12,68 ± 3,87 mg, nhóm II là 10,63 ± 2,44 mg. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong nghiên cứu của Trần Văn Cường [6] liều ephedrin trung bình ở nhóm gây tê liều 8 mg bupivacain là 8,0 ± 3,0 mg ở nhóm gây tê liều 10 mg bupivacain là 15,0 ± 5,0 mg. Trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Lam [17] liều ephedrin phải sử dụng trong nhóm GTTS là 12,6 ± 6,5 mg. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hiền [10] liều ephedrin dùng trung bình trong mổ là 12,1 ± 4,9 mg.
Theo Bogra J và cộng sự [46], có 5 yếu tố nguy cơ gây tụt huyết áp bao gồm 3 yếu tố liên quan đến bệnh nhân (nghiện rượu, tiền sử cao huyết áp, BMI) và 2 yếu tố liên quan đến gây tê (mức tê và sự khẩn cấp của phẫu thuật). Khi có nhiều yếu tố nguy cơ thì mức độ tụt huyết áp càng mạnh. Theo Phạm Đông An và Nguyễn Văn Chừng [1] khi GTTS với liều 12 mg bupivacain phối hợp với 20 mcg fentanyl có tỷ lệ 58,3% tụt huyết áp cần
phải xử lý. Qua các nghiên cứu trên cho thấy ngoài các yếu tố nguy cơ (nghiện rượu, tiền sử cao huyết áp, BMI, sự khẩn cấp của phẫu thuật) thì liều lượng thuốc gây tê và mức gây tê ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ tụt huyết áp của bệnh nhân.