Nội dung quản lý hoạt động tự học ở sinh viên của hiệu trưởng các trường cao đẳng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 30 - 37)

Hiệu trưởng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trong nhà trường và là người thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quản lý hoạt động tự học của sinh viên cũng là một trong những nội dung quan trọng nằm trong công tác quản lý người học và quản lý hoạt động đào tạo.

1.4.4. Nội dung quản lý hoạt động tự học ở sinh viên của hiệu trưởng cáctrường cao đẳng. trường cao đẳng.

Hiệu trưởng không trực tiếp quản lý hoạt động tự học của sinh viên mà thông qua các phòng, khoa, tổ bộ môn và đặc biệt là đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy, quản lý sinh viên, biết được quá trình học tập của sinh viên thông qua việc trực tiếp đứng lớp, các bài kiểm tra và hồ sơ lưu trữ học tập của từng sinh viên. Vì vậy yêu cầu đối với nhiệm vụ của giảng viên phải được Hiệu trưởng quan tâm và phải có những nhiệm vụ cụ thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Giảng viên phải là người nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá,

vị trí và yêu cầu của môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học.

Giảng viên phải biết xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống.

Giảng viên có trách nhiệm đánh giá kết quả học tập của người học.

Giảng viên là người tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, giúp sinh viên phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở giáo dục đại học.

Giảng viên là người hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Giảng viên phải có trách nhiệm dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác. Nhiệm vụ của giảng viên là tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học. Giảng viên biết cách biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.

* Đặc điểm quản lý tự học của sinh viên

Quản lý hoạt động tự học bao gồm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Đây là đặc điểm cơ bản của quản lý nói chung. Bởi vì, không có chủ thể quản lý thì việc quản lý đặt ra vô nghĩa. Song, nếu chủ thể quản lý chỉ tồn tại trên danh nghĩa thì khái niệm quản lý cũng chỉ là hình thức. Chủ thể quản lý trong hoạt động tự học của sinh viên là những bộ phận chịu trách nhiệm tác động vào quá trình tự học của sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của nhà trường. Đối tượng

bị quản lý trong giáo dục là những người thực hiện hay nhận được sự giáo dục - đào tạo. Do đối tượng bị quản lý trong hoạt động tự học cũng là con người (người học) nên nó đòi hỏi chủ thể quản lý phải có những phẩm chất, năng lực tương xứng với công việc. Chủ thể quản lý hoạt động tự học ở đề tài nghiên cứu là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội và đối tượng bị quản lý là những sinh viên đang theo học tại trường.

Quản lý hoạt động tự học có liên quan đến việc trao đổi thông tin và có mối liên hệ ngược. Quá trình quản lý diễn ra là nhờ các tín hiệu thông tin. Trong quản lý hoạt động tự học, thông tin là tín hiệu mới được thu nhận, được đánh giá là có ích cho việc tự học. Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng thì phải đưa ra các thông tin. Ở đây Hiệu trưởng là người phải tiếp nhận các thông tin về hoạt động tự học của sinh viên thông qua các yêu cầu, chính sách đối với đội ngũ giảng viên, các phòng, khoa, tổ, bộ môn. Các thông tin trong quản lý hoạt động tự học chủ yếu là các nội quy, quy định của nhà trường về học tập (nói riêng là tự học). Người học muốn định hướng cho hoạt động tự học thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể quản lý để tính toán và điều khiển mình. Chủ thể quản lý hoạt động tự học ở đây là Hiệu trưởng, sau khi đã đưa ra các quyết định quản lý cùng với việc bảo đảm vật chất khác cho hoạt động tự học phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện.

Quản lý hoạt động tự học cũng phải luôn biến đổi. Khi người học khác nhau về bậc học, về trình độ, về ngành nghề đào tạo thì chủ thể quản lý hoạt động tự học cũng phải đổi mới các biện pháp quản lý cho phù hợp. Khi đó, đối tượng quản lý cũng phải dần thích nghi với những mệnh lệnh của người quản lý cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân mình.

* Nội dung quản lý hoạt động tự học của sinh viên

Quản lý hoạt động tự học trong nhà trường cao đẳng là những tác động trực tiếp vào người học giúp họ làm giàu thêm những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, của loài người đã tích lũy được, đồng thời tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp tương lai.

Để hoạt động tự học của sinh viên có hiệu quả tốt trong công tác quản lý cần thực hiện các nội dung sau:

- Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ dạy – học và nghiên cứu của sinh viên.

Đây là công việc thường xuyên của Hiệu trưởng, thực hiện công việc này sẽ giúp Hiệu trưởng nắm bắt được tiến độ giảng dạy, việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp dạy của giảng viên – sinh viên và phương pháp tự học của sinh viên trong trường. Từ đó, Hiệu trưởng đề ra những biện pháp chỉ đạo, tạo điều kiện để giảng viên, sinh viên hoàn thành được nhiện vụ dạy - học và phát huy được năng lực tự học. Trong quá trình tổ chức thực hiện đòi hỏi Hiệu trưởng phải sâu sát hoạt động dạy của giảng viên, hoạt động học của sinh viên để kịp thời phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn yếu kém của họ. Trước hết Hiệu trưởng nhà trường phải có một đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm chuyên môn trong giảng dạy. Đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ tác động tích cực đến việc học của sinh viên. Ví dụ: Giảng viên hướng dẫn sinh viên học ngay trên lớp, biết khai thác tài liệu và tự lập kế hoạch học tập cho bản thân. Đội ngũ giảng viên phải có trách nhiệm đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua các đợt kiểm tra, có trách nhiệm báo cáo kết quả cho Hiệu trưởng khi Hiệu trưởng yêu cầu.

- Quản lý kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học là bảng mô tả một cách chi tiết về hoạt động tự học dự định tiến hành trong thời gian tới với đầy đủ các yếu tố: thời gian, không gian, nội dung, phương tiện, điều kiện để thực hiện việc học tập. Trong đó, nội dung học được phân chia một cách hợp lý dựa theo nhu cầu nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện khả thi nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học. Việc xây dựng kế hoạch tự học giúp sinh viên biết mình phải làm gì để đạt mục tiêu; giúp cho quá trình tự học diễn ra đúng dự kiến. Do đó, nó giúp cho sinh viên thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tự học và tự kiểm soát được toàn bộ quá trình tự học một cách thuận lợi tiết kiệm được thời gian. Kế hoạch học tập của sinh viên cần được cụ thể hoá thời gian biểu trong từng buổi, từng tuần, từng tháng. Bởi lẽ, kế hoạch tự học của sinh viên càng rõ ràng thì càng thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học và mức độ đạt được của mục tiêu tự học, tự đào tạo của sinh viên.

Vì vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên. Ở đây Hiệu trưởng quản lý kế hoạch tự học của sinh viên bằng cách giao cho giảng viên đến từng lớp, yêu cầu từng học sinh phải lập kế hoạch tự học cho từng giai đoạn. Ví dụ như lập kế hoạch tự học cho học kỳ I năm học 2012 – 2013. Hiệu trưởng phối hợp với Ban ký túc xá trường quản lý giờ giấc và việc thực hiện nội quy của Ban ký túc. Hiệu trưởng phải có kế hoạch và kiểm tra hoạt động tự học của sinh viên thông qua việc nghiên cứu, khai thác tài liệu tại thư viện trường. Đến và dự giờ một số lớp bất chợt để nắm bắt được hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên từ đó Hiệu trưởng có thể thay đổi chương trình, cách thức giảng dạy phù cho phù hợp với từng lớp, từng chuyên ngành bằng việc đưa ra những quyết định, những chính sách mới.

- Quản lý nội dung tự học.

Nội dung tự học, tự đào tạo trong nhà trường được xác định một cách rõ ràng theo mục tiêu đào tạo, bao gồm khối kiến thức về khoa học cơ bản và khối kiến thức chuyên môn của ngành sinh viên học. Ngoài nội dung học tập bắt buộc trong trường, sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực tri thức và nghề nghiệp theo sở thích, theo năng khiếu bản thân. Ngoài việc chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng tự học, tự đào tạo, sinh viên còn có điều kiện nâng cao khả năng và phương pháp tự học, rèn luyện nhân cách, ý chí của chính bản thân. Nội dung tự học cơ bản gồm: Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc, sinh viên phải hoàn thành; Định hướng nghiên cứu, mở rộng và đào sâu tri thức từ những vấn đề trong nội dung học tập

Quản lý nội dung tự học nhằm hướng dẫn nội dung tự học của sinh viên phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, ngoài ra Hiệu trưởng và giảng viên cần thường xuyên tư vấn nội dung tự học cho sinh viên. Hiệu trưởng phải thường xuyên cập nhật những thông tin, chính sách mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chyên môn, mới chuyên gia, nhà khoa học đến tư vấn, giảng dạy cho giảng viên để đội ngũ giảng viên được nhận thức và nâng cao năng lực bản thân. Có thể đội ngũ giảng viên trong trường tự học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau thông qua các buổi tọa đàm, các buổi sinh hoạt tổ, bộ môn. Hiệu trưởng nhà

trường thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, các hoạt động bổ ích gắn với những chủ đề như “Ngày hội đọc sách, phát động thi đua nhân ngày 26/3, hội thi thể dục thể thao” cho sinh viên, giúp sinh viên có được sức khỏe tốt, hoàn thiện bản thân, nâng cao tinh thần học tập.

- Quản lý phương pháp tự học.

Phương pháp học tập phải phù hợp với nội dung tự học. Các phương pháp tự học có những điểm chung mà người học cần tập trung nghiên cứu, thực hiện. Đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, quy nạp, diễn dịch, sơ đồ, bản vẽ, ký hiệu... Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp học chung còn có các phương pháp học chung còn có các phương pháp học đặc thù tuỳ theo từng môn học. Chẳng hạn: phương pháp học dựa theo quan điểm giao tiếp tích cực trong thực hành tiếng khi học ngoại ngữ, phương pháp thực hành thí nghiệm trong học tập Hoá - sinh...

Từ các phương pháp học tập, tự học nêu trên, người học cần lựa chọn và xác định cho bản thân phương pháp học tập phù hợp. Người học phải tự vượt khó, phải quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch tự học từng ngày, từng tháng, từng năm; phải tranh thủ sự giúp đỡ của giảng viên, bạn bè cùng các phương tiện hỗ trợ học tập để tự học đạt kết quả.

Quản lý phương pháp tự học nhằm hướng cho sinh viên có phương pháp tự học hài hoà, phù hợp với nội dung học tập, với điều kiện và năng lực học tập của mỗi sinh viên. Quản lý phương pháp tự học người Hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu giáo dục của nhà trường. Ở đây nhà trường đang giảng dạy theo hệ thống tín chỉ nên phương pháp tự học giành cho sinh viên cũng rất khác đối với học theo niên chế. Hiệu trưởng nên khuyến khích sinh viên học theo nhóm, học trên thư viện trường…. Hiệu trưởng nên có kế hoạch cho việc đầu tư trang thiếu bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra phương pháp tự học bằng cách giao cho đội ngũ giảng viên kiểm tra bài bất chợt, kiểm tra lượng kiến thức và giao hẳn cho sinh viên tự nghiên cứu, chủ động tìm thông tin khi đưa ra một vấn đề cần bàn luận.

Tổ chức việc tự học cho sinh viên bao gồm sự tổ chức điều khiển của giảng viên và sự tổ chức, tự điều khiển của sinh viên. Cả hai hoạt động đều phải thống nhất với nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp sinh viên tiến hành tự học đạt kết quả.

Tổ chức việc tự học trước hết, người học phải biết tự sắp xếp công việc theo đúng kế hoạch, trình tự. Mặt khác, tự học có nhiều khâu tiến hành thông qua hoạt động học tập. Do vậy, giảng viên phải làm cho người học “học đúng cách, làm cho người học biết cách học và cách đó là khả thi ” [24, Tr213]; phải làm cho họ biết bố trí các công việc đã tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các phương tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết đánh giá kết quả tự học của bản thân.

Quản lý tổ chức hoạt động tự học là thực hiện hoạt động tự học theo đúng kế hoạch đề ra. Công việc này đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa hoạt động dạy của giảng viên, hoạt động học của sinh viên và các lực lượng tham gia quản lý của nhà trường. Chúng được phản ánh tập trung ở kết quả nắm bắt tri thức, kỹ năng của người học. Ở đây Hiệu trưởng quản lý việc tổ chức tự học của sinh viên bằng cách yêu cầu giảng viên phải hướng dẫn sinh viên có kế hoạch học tập cụ thể, linh hoạt, không gò bó. Kế hoạch học tập có thể thay đổi cho phù hợp với chương trình học, thời gian học và trình độ học của sinh viên. Hiệu trưởng yêu cầu giảng viên cung cấp các thông tin về tình hình học tập của sinh viên bằng cách xem kết quả học tập, quá trình, hồ sơ lưu trữ của sinh viên, đề từ đó đánh giá được trình độ học tập, nghiên cứu của sinh viên học tập tại trường.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học sẽ giúp cho sinh viên xác định những việc đã thực hiện và chưa thực hiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với việc tự học. Đó là kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của sinh viên, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học theo mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tự học; phát hiện những sai lệch giúp sinh viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 30 - 37)