Đa số sinh viên học đã có nhận thức về vai trò tự học của bản thân Sinh viên biết và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tự học, là nhân tố quyết định trực

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 98 - 103)

viên biết và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tự học, là nhân tố quyết định trực tiếp kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên.

- Nhưng còn nhiều sinh viên chưa thực hiện tốt việc tự học. Chỉ có những sinh viên khá, giỏi thì họ mới có kế hoạch, phương pháp và nội dung tự học cho bản thân. Còn các sinh viên khác thường bị động trong việc lập kế hoạch. Một bộ phận sinh viên có lập kế hoạch học tập nhưng còn sơ sài, ngắn hạn. Phần lớn sinh viên chưa có kế hoạch, chỉ học khi có kiểm tra của giảng viên, hoặc khi kỳ thi đến. Tương tự, việc xác định nội dung tự học và tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học của sinh viên còn khó khăn, lúng túng. Điều này gợi ý về những cách thức giúp thúc đẩy sinh viên quan tâm tổ chức tự học từ phía giảng viên và từ phía các cấp quản lí khác nhau.

* Về quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của sinh viên:

Hiệu trưởng và các cấp quản lý trong nhà trường đã có những quan tâm nhất định đến hoạt động tự học của sinh viên, đã sử dụng các biện pháp khác nhau để quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, khi chuyển sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ thì những biện pháp đó chưa đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả tự học của sinh viên nói riêng, chất lượng đào tạo nghề nói chung. Tổng kết kết quả học tập cuối năm của nhà trường vẫn còn những sinh viên có học lực yếu.

* Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả quản lí hoạt động tự học của hiệu trưởng, trong đó các yếu tố thuộc về sinh viên dường như chiếm ưu thế. Vì vậy, các

biện pháp quản lí cần được xây dựng sao cho sát hợp hơn, giúp cho hiệu trưởng có thể quản lí hiệu quả hơn đối với hoạt động tự học của sinh viên.

1.3. Đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp dành cho Hiệu trưởng. Các biện pháphướng hiệu trưởng vào việc thông qua đội ngũ giảng viên để quản lý hoạt động tự hướng hiệu trưởng vào việc thông qua đội ngũ giảng viên để quản lý hoạt động tự học của sinh viên bên cạnh việc sử dụng các biện pháp khác, như thông qua đội ngũ cán bộ quản lí các cấp và các tổ chức đoàn thể ở trong trường. Các biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giảng viên về hướng dẫn tự học và quản lí tự học của sinh viên.

Biện pháp 2: Quản lý đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của giảng viên theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học ở sinh viên.

Biện pháp 3: Quản lý đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá của giảng viên đối với kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên

Biện pháp 4: Đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ việc tự học của sinh viên

Đề tài đã tổ chức khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đưa ra đều cần thiết và khả thi; giữa các biện pháp có mối tương quan thứ bậc thuận và chặt, thể hiện độ tin cậy cao.

2. Khuyến nghị

Với mong muốn các biện pháp đề xuất nhanh chóng được áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đề tài xin đề xuất một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội

- Trên cơ sở các văn bản pháp quy đã ban hành, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội cần có quy định cụ thể hơn cho việc triển khai trên cơ sở tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị cơ sở và xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế giám sát hữu hiệu vừa nhằm tăng tính chủ động cho Nhà trường vừa đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý Nhà nước ở từng cấp độ.

- Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội sớm điều chỉnh và hoàn thiện Quy chế đào tạo, ban hành các tài liệu hướng dẫn chi tiết về tổ chức và quản lý đào tạo theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ thống nhất trong toàn trường

- Tạo điều kiện cho các đơn vị trong công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu cho quản lý đào tạo và sinh viên theo hệ thống tín chỉ.

- Nhà trường xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn về Chuẩn giảng viên, tiêu chuẩn về hoạt động quản lý tự học của sinh viên.

- Quan tâm hơn nữa đối với công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên, bổ sung vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên những nội dung mới, cập nhật trong đó có nội dung về hướng dẫn tự học và quản lí tự học đối với sinh viên.

2.2. Đối với các phòng ban chức năng, Thư viện và các Khoa, giảng viên

- Thường xuyên quán triệt cho các chủ thể quản lý về chủ trương đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên; tạo điều kiện tối ưu cho các chủ thể quản lý tham gia xây dựng các biện pháp quản lý đối với hoạt động tự học của sinh viên phù hợp với chức năng của mỗi bộ phận.

- Nghiên cứu, cải tiến và ban hành quy chế quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên trong học tập. Xây dựng phong trào tự học rộng khắp trong sinh viên, tổ chức nhiều hình thức thi đua khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân xuất sắc trong việc áp dụng tự học hiệu quả, góp phần cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận, quen dần với việc tự học theo học chế tín chỉ.

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các phòng thực hành, phòng bộ môn; khai thác công suất sử dụng tài liệu giáo trình và việc đáp ứng phục vụ của thư viện để nâng cao nhận thức và hứng thú học tập cho sinh viên, tạo điều kiện để giảng viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, thường xuyên cập nhật, bổ sung nguồn học liệu, tài liệu tham khảo.

- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhằm đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên. Ngoài ra, nâng cao vai trò của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên cách tự học, phải xem đây là một trong những nội dung mà các giảng viên cần lưu ý trong quá trình lên lớp: Họ không chỉ quan tâm truyền đạt cho sinh viên của

mình những tri thức nghề nghiệp tương lai mà còn phải hướng dẫn cho sinh viên những kĩ năng học tập cơ bản, trong đó có các kĩ năng tự học.

- Nghiên cứu cải tiến quy chế thi, kiểm tra theo hướng bồi dưỡng phương pháp tự học; mở rộng quyền hạn đánh giá của giảng viên trong việc dùng điểm đánh giá quá trình tự học để thay thế hoặc cộng thêm vào điểm thi hết môn của sinh viên.

- Nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện chương trình dạy học ở tất cả các môn học; bố trí hợp lý quỹ thời gian dành cho hoạt động tự học của sinh viên nhằm xây dựng phong trào tự học mạnh mẽ và rộng khắp trong sinh viên toàn Trường. Xem xét, đưa ra các hình thức sinh hoạt đoàn thể phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho sinh viên của Trường.

Tóm lại, các biện pháp đề xuất trong luận văn của tác giả mang tính thời sự, tính thực tiễn rõ rệt. Do vậy, trong thời gian tới, nếu được và có thể, tác giả tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm để làm sáng tỏ các quy trình thực hiện góp phần tác động có hiệu quả vào quá trình tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, đẩy mạnh và đồng bộ trong đào tạo nguồn nhân lực của nền giáo dục Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Hoàng Yến (1998), Tấm gương lớn về tự học, Báo cáo khuyến học số 5.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Điều lệ Trường Cao đẳng.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hệ chính quy.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

5. I.U.Babanxki (1981), Tối ưu hóa quá trình dạy học, Cục đào tạo bồi dưỡng cán bộ GD&ĐT Hà Nội.

6. Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần 2 BCHTW Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. P.V Exipov (1997), Những cơ sở lý luận dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội

10. S.Hecbot (1984), Nghiên cứu học tập như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Hồ Chí Minh (1962), Bàn về giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội

12. Hồ Chí Minh (2001), Về vấn đề học tập, NXB Trể, TP Hồ Chí Minh.

13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa.

15. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lý học lứa tuổi, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Harold Koontz (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

18. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục ,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục quản lý nhà trường, Viện khoa học giáo dục, Hà nội.

21. E.F.Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, tập I, II, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Lê Thị Liên (2004), Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên qua việc tổ chức seminar và hướng dẫn ôn tập, tổng kết chương, Tạp chí giáo dục (số 82), tr 26 – 27.

23. Phan Trọng Luận (2002), Dạy cho sinh viên tự học và sáng tạo, Tạp chí giáo dục số 25.

24. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1997), Giáo dục học Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Đào tạo Trung ương..

28. N.A.Rubakin (1992), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên, Hà Nội.

29. R.Retke (1982), Học tập hợp lý, NXB Đại học chuyên nghiệp Hà Nội.

30. G.D.Shama (1996), Phương pháp dạy học ở đại học, UNESCO.

31. Nguyễn Thạc (chủ biên), Phạm Thành Nghị (2008), Tâm lý học sư phạm đại học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

32. Trần Sinh Thành (2003), Phương pháp tự học là cầu nối giữa tự học và nghiên cứu khoa học. Tạp chí giáo dục số 53.

33. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tương (1997), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

34. Nguyễn Cảnh Toàn (1995), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, tủ sách đại học, đào tạo từ xa, Hà Nội.

35. Trịnh Quang Từ (1996), Phương pháp tự học, NXB TP Hồ Chí Minh.

36. Thái Duy Tuyên (2003), Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học, Tạp chí giáo dục số 48.

37. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Tsunesaburo. Makiguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, NXB Trẻ Sài Gòn.

39. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục đại cương, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

40. Phạm Viết Vượng (2002), Biến chủ trương đổi mới phương pháp dạy học thành hiện thực sinh động trong nhà trường, Tạp chí giáo dục số 25.

41. Trịnh Xuân Vũ (1998), Phương pháp dạy học của Khổng Tử, NCGD tháng 2/1998.

42. Phạm Thị Xuyến (2004), Quan niệm về tự học THPT, Tạp chí giáo dục (số 94), tr.22.

43. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 98 - 103)