Khái niệm giảng viên cao đẳng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 38)

Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thì: “Giảng viên là người giảng dạy ở đại học hay lớp huấn luyện cán bộ”. Theo Luật Giáo dục năm 2009, giảng viên bao gồm các nhà sư phạm được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các ngạch giảng viên, giảng viên chính thức, phó giáo sư, giảng viên cao cấp và giáo sư trong biên chế sự nghiệp của cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng công lập hoặc trong danh sách làm việc toàn thời gian của cơ sở giáo dục đại học, cao dẳng ngoài công lập.

Giảng viên cơ hữu: là giảng viên thuộc biên chế chính thức của nhà trường.

Giảng viên thỉnh giảng: giảng viên thỉnh giảng gồm có giảng viên ở các trường đại học, học viện thỉnh giảng tại trường và giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện khoa học thanh tra.

Theo quy định tại Điều 74 của Luật Giáo dục và Điều 31 của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục “thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo ở nơi khác đến giảng dạy. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy ở các trường Việt Nam theo chế độ thỉnh giảng”.

Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ như quy định đối với giảng viên cơ hữu. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 38)