Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò tự họcvà vai trò quản lý tự học.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 58 - 66)

lý tự học.

a. Nhận thức của sinh viên về vai trò tự học

Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên là nhận thức. Để tìm hiểu về thực trạng này chúng tôi dùng câu hỏi 1,2 để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về hoạt động này (xem phần phụ lục). Kết quả trả lời như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của sinh viên về vai trò của tự học (N=200)

1 Rất quan trọng 78,5%

2 Quan trọng 10%

3 Vừa quan trọng, vừa không quan trọng 11,5%

4 Không quan trọng 0%

157 sinh viên (78,5%) sinh viên cho rằng hoạt động tự học của sinh viên là rất quan trọng, 20 sinh viên (10%) trả lời hoạt động tự học của sinh viên là quan trọng, 23 sinh viên (11,5%) sinh viên trả lời là hoạt động tự học của sinh viên vừa quan trọng vừa không quan trọng, không có sinh viên nào trả lời không quan trọng.

Số liệu trên khẳng định hầu hết sinh viên có nhận thức rõ hoạt động tự học của sinh viên là rất quan trọng và là nhân tố quyết định trực tiếp kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Bên cạnh đó con số 11,5% sinh viên cho biết vai trò của tự học vừa quan trọng, vừa không quan trọng. Đây là con số qua khảo sát cho thầy một bộ phận sinh viên vẫn chưa ý thức được vấn đề tự học của bản thân. Chỉ học khi có bài kiểm tra, đến kỳ thi. Hình thức này là hình thức học để đối phó. Những lúc giảng viên yêu cầu về nhà nghiên cứu những sinh viên này vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ mà vẫn để thời gian vào hoạt động khác.

Qua điều tra và trực tiếp trò chuyên với sinh viên, đa số các em đều cho rằng tự học giúp cho sinh viên củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức đã học, hình thành và phát triển tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập. Các em đều cho rằng thời gian học tập trên lớp chỉ có hạn, do vậy thời gian dành cho sinh viên tự học là rất quan trọng trong việc củng cố và khắc sâu kiến thức.

Tóm lại, sinh viên Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội nhận thức tương đối tốt về vai trò và ý nghĩa của việc tự học trong quá trình học tập. Những biểu hiện tích cực của sinh viên về vai trò của tự học đạt mức độ cao, trong khi những biểu hiện chưa tích cực về vai trò tự học của sinh viên nhận thức ở mức độ thấp hơn.

Chính vì vậy mà Hiệu trưởng cần phải nắm rõ và có những biện pháp phù hợp để tình trạng trên không còn diễn ra ở một số sinh viên đang theo học tại trường.

Quản lý tự học là hoạt động rất quan trọng, hoạt động này được thực hiện bởi Hiệu trưởng, giảng viên, Ban giám hiệu nhà trường tác động đến sinh viên qua đó làm tăng thêm động lực tự học cho sinh viên. Để khảo sát sự đánh giá của sinh viên đối với hoạt động này chúng tôi dùng MP1 với câu hỏi số 2. Sau khi thu thập và thống kê kết quả cho thấy ý kiến của sinh viên với hoạt động trên như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của sinh viên về vai trò quản lí tự học (N = 200)

TT Vai trò của quản lý tự học Mức độ

1 Rất quan trọng 90%

2 Quan trọng 4,5%

3 Vừa quan trọng, vừa không quan trọng 5,5%

4 Không quan trọng 0%

180 sinh viên (90%) sinh viên cho rằng quản lý tự học của sinh viên là rất quan trọng, 9 sinh viên (4,5%) trả lời quản lý tự học của sinh viên quan trọng, 11 sinh viên (5,5%) trả lời quản lý tự học của sinh viên vừa quan trọng vừa không quan trọng, không có sinh viên nào trả lời là không quan trọng.

Số liệu trên khẳng định hầu hết sinh viên có nhận thức rõ quản lý tự học của sinh viên là rất quan trọng và là nhân tố quyết định trực tiếp kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý tự học của sinh viên.

2.2.3.Thực trạng tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội

a. Lập kế hoạch tự học của sinh viên.

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 mẫu M1 và tiến hành quan sát trao đổi với sinh viên. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7. Thực trạng việc lập kế hoạch tự học của sinh viên (N = 200)

STT Các loại kế hoạch

Nhận thức của SV về mức độ quan trọng của các loại kế hoạch

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % 1 Theo năm học 50 25 70 35 80 40 2 Theo học kỳ 65 32,5 85 42,5 50 25 3 Theo tháng 80 40 100 50 20 10 4 Theo tuần 120 60 70 35 10 5

5 Theo môn học 135 67,5 60 30 5 2,5

Kết quả cho thấy hiện nay sinh viên chưa quan tâm nhiều đến việc lập kế hoạch học tập, đặc biệt là những kế hoạch học tập dài hạn. “Kế hoạch theo năm học” có đến 40% sinh viên cho là không quan trọng. Thông thường các sinh viên quan tâm đến việc lập kế hoạch học tập theo kỳ và theo tháng, theo môn học. Mức độ quan tâm của sinh viên đến kết quả việc thực hiện kế hoạch học tập cũng không nhiều. Phần đa sinh viên không quan tâm đến việc lập kế hoạch tự học cho bản thân. Qua bảng số liệu 2.7 chúng ta thấy nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của việc lập kế hoạch chưa cao. Mức độ không quan trọng của lập kế hoạch cao: theo năm học là 40%, theo học kỳ là 25%, theo tháng 10%, theo tuần 5%, theo môn học 2,5%. Tỷ lệ này phản ánh được nhận thức của sinh viên cao đẳng đối với việc lập kế hoạch của bản thân.

Thực trạng trên phản ánh rất rõ nét rằng sinh viên của nhà trường khả năng tự học rất yếu, việc học tập hết sức thụ động, chưa có kỹ năng và phương pháp tự học. Việc lập kế hoạch tự học của sinh viên với từng mốc thời gian có sự khác biệt khá lớn. Tỷ lệ sinh viên cho việc lập kế hoạch là rất quan trọng tăng dần theo hướng thời gian càng ngắn thì tỷ lệ càng cao. Việc lập kế hoạch cho năm học, từng học kỳ, hàng tháng đạt tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, sinh viên chủ yếu lập kế hoạch tự học hàng tuần và thực hiện đúng kế hoạch cũng đạt tỷ lệ tương ứng. Số sinh viên coi việc lập kế hoạch là không quan trong còn khá cao. Từ đó có thể thấy sinh viên còn hết sức bị động trong hoạt động tự học, chưa biết săp xếp trình tự học tập.

Đây là vấn đề hết sức cấp bách đặt ra với các nhà quản lý của nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng phải có biện pháp đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên về hoạt động tự học cho sinh viên.

b. Thời gian tự học

Thời gian có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của con người, nó là cơ sở, là nền tảng để chúng ta có thể thực hiện mọi hoạt động của mình. Đặc biệt đối với các hoạt động học tập nói chung, hoạt động tự học nói riêng của sinh viên các trường cao đẳng, đại học thì thời gian lại càng quan trọng và cần thiết.

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi dùng câu hỏi 4 mẫu MP1 cho sinh viên (xem phần phụ lục)

Kết quả thu được là:

- 12 SV (6%) dành thời gian cho tự học của mình từ trên 6 giờ - 20 SV (10 %) dành thời gian cho tự học của mình từ 5 - 6 giờ - 43 SV (21,5%) dành thời gian cho tự học của mình từ 3 - 4 giờ

- 125 SV (62,5%) dành thời gian cho tự học của mình từ 1 - 2 giờ

Bảng 2.8. Thời gian tự học của sinh viên

TT Thời gian tự học Mức độ (%)

1 Trên 6 giờ/ ngày 12 SV (6%)

2 5 - 6 giờ/ ngày 20 SV (10 %)

3 3 - 4 giờ/ ngày 43 SV (21,5%)

4 1 - 2 giờ/ ngày 125 SV (62,5%)

Những kết quả đó nhận thấy: Sinh viên chưa tự giác trong học tập, chưa tranh thủ thời gian, chưa có chương trình cụ thể trong học tập. Đa số sinh viên chỉ tập trung vào học lúc chuẩn bị thi, kiểm tra. Sinh viên chưa có tâm thế tự học liên tục để tích luỹ dần kiến thức. Mặt khác sinh viên còn chưa chủ động dành thời gian, lập thời gian biểu trong tự học. Điều đó cho thấy sinh viên chưa có ý thức, thiếu chủ động, tự giác trong hoạt động tự học.

Bằng phương pháp quan sát, khi lên thư viện tôi thấy có rất ít sinh viên ngồi nghiên cứu thông tin, mượn sách, tài liệu. Cán bộ thư viện cho biết “thông thường lượng sinh viên lên thư viện học, mượn sách có nhưng ít, đông nhất là vào dịp ôn thi và kiểm tra học kỳ”. Điều này cho thấy sinh viên chưa dành thời gian cho việc tự học một cách thỏa đáng.

c. Thực trạng xây dựng nội dung tự học của sinh viên

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 mẫu M1 và tiến hành quan sát trao đổi với sinh viên. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9. Xây dựng nội dung tự học của sinh viên (N = 200)

STT Các nội dung Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Theo chương trình bài học trên lớp

60 30 60 30 80 40

2 Theo câu hỏi trong

sách giáo trình 40 20 80 40 80 40

3 Theo nội dung ôn

tập, thi 70 35 100 50 30 15

4 Theo sự định hướng

của giảng viên

85 42,5 75 37,5 40 20

5 Theo ý thích cá nhân 60 30 90 45 50 30

Qua bảng số liệu trên mức độ xây dựng nội dung tự học của sinh viên còn yếu và hạn chế. Sinh viên đa số chưa xây dựng nội dung tự học của bản thân. Xây dựng nội dung tự học theo chương trình bài học trên lớp có đến 40% sinh viên không có nội dung tự học. Theo câu hỏi trong sách giáo khoa có 40% không tự học. Theo nội dung ôn tập, thi có tới 15% là không xây dựng nội dung tự học khi đã có nội dung ôn tập. Theo sự hướng dẫn của giảng viên thì có đến 30% con số này rất cao. Khi đã có sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên vẫn không xây dựng dược nội dung tự học. Theo ý thích cá nhân có tới 30% sinh viên không bao giờ xây dựng nội dung tự học.

Những con số trên phản ánh việc xây dựng nội dung tự học của sinh viên còn rất kém. Khi được hỏi, một số sinh viên đã trả lời rằng giảng viên ít khi hướng dẫn sinh viên xây dựng nội dung tự học. Giảng viên chỉ hoàn thành công tác giảng dạy trên lớp. Chưa giao bài tập và ít khi kiểm tra thông tin của bài mới khi chưa dạy.

Vì vậy, Hiệu trưởng phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả việc xây dựng nội dung tự học cho sinh viên. Phối hợp với đội ngũ giảng viên tăng cường kiểm tra, giao bài tập về nhà, yêu cầu sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu, tự làm bài tập.

d. Việc sử dụng các phương pháp tự học của sinh viên

Để có thể tự học tốt thì phương pháp tự học là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Có được phương pháp học tập tốt sẽ là cơ sở nền tảng giúp người học triển khai tổ chức hoạt động tự học của mình một cách hiệu quả nhất.

Sau khi thống kê, phân tích số liệu thu được, có thể thấy các phương pháp tự học của sinh viên được tự đánh giá theo các mức độ sau:

Bảng 2.10. Sử dụng các phương pháp tự học của sinh viên

STT Các phương pháp

Mức độ thực hiện

Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Chỉ học thuộc lòng

vở ghi trên lớp 30 15 70 35 100 50

2 Đọc giáo trình, tài liệu liên quan đến bài học trước khi lên lớp

20 10 50 25 130 65

3 Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo sau khi lên lớp

50 25 50 25 100 50

4 Đọc tài liệu theo hướng dẫn, yêu cầu của giáo viên

30 15 80 40 90 45

5 Chủ động tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến nội dung học

20 10 70 35 110 55

6 Tự lập đề cương, dàn

ý sau mỗi buổi học, mỗi nội dung học

35 17,5 45 22,5 120 60 7 Tích cực thảo luận tổ, nhóm 50 25 85 42,5 65 32,5 8 Trao đổi thắc mắc với bạn bè, giảng viên 60 30 70 35 70 35 9 Chủ động vận dụng lí thuyết vào việc giải các bài tập, thực hành, vào thực tiễn công việc 40 20 70 35 90 45 10 Học theo ý thích cá nhân 100 50 80 40 20 10 11 Chỉ học thuộc lòng vở ghi trên lớp 130 65 60 30 10 5

Nhận xét: Việc tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội hiện nay vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin do thầy cô cung cấp. Việc đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, thụ động tìm kiếm các tài liệu liên quan đến nội dung môn học ở sinh viên không nhiều, hoạt động nay chỉ được tiến hành bởi

những bạn sinh viên ưu tú. Hoạt động thảo luận tổ nhóm cũng được tiến hành xong cũng không nhiều. Trong các phương pháp tự học của sinh viên thì đa số sinh viên học theo ý thích cá nhân có đến 50% sinh viên thường xuyên học theo ý thích của mình, và chỉ học thuộc lòng vở ghi trên lớp là 65%. Và qua bảng số liệu trên ta còn thầy có đến 65% sinh viên không bao giờ đọc giáo trình, tài liệu liên quan đến bài học trước khi lên lớp, 50% không đọc giáo trình, tài liệu tham khảo sau khi lên lớp, 55% sinh viên không chủ động tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến nội dung học.

Hoạt động đọc tài liệu trước khi lên lớp là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, nó giúp cho sinh viên dễ hiểu bài hơn, tiếp thu kiến thức của thầy cô nhanh hơn ấy vậy mà hoạt động này vẫn chưa được các bạn sinh viên chú ý coi trọng.

Từ những thực trạng trên về phương pháp tự học của sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội, tác giả nhận thấy biện pháp cần thiết và cấp bách hiện nay là phải tổ chức những buổi tọa đàm, khóa học về kỹ năng, phương pháp tự học nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự học cho sinh viên trong trường.

e. Kết quả sinh viên tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của bản thân

Trong hoạt động học tập để nâng cao, hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình, người học cần thiết phải thực hiện các hoạt động kiểm tra, ôn tập lại kiến thức. Để củng cố lại những kiến thức đã học và tiếp thu những kiến thức mới. Hoạt động tự học của sinh viên muốn được thành công thì bản thân các bạn sinh viên cũng phải thực hiện hoạt động tự kiểm tra lại các kiến thức mình vừa học. Việc kiểm tra này có thể được tiến hành bằng việc trao đổi với bạn bè, giáo viên, qua các bài kiểm tra, thi hoặc tự bản thân tiến hành kiểm tra, hoặc bằng những phương thức nhất định khác.

Bảng 2.11. Tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của SV

STT Các nội dung

Mức độ thực hiện

Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Trao đổi với bạn bè 30 15 70 35 100 50

2 Trao đổi với giảng viên

20 10 50 25 130 65

tra, bài thi

4 Không quan tâm 30 15 80 40 90 45

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 58 - 66)