Biện pháp 4: Đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 88 - 90)

công hợp lý. Hiệu trưởng cần phải có hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập rèn luyện của sinh viên thông qua các cuộc thi dành cho sinh viên cấp trường, cấp thành phố. Tổ chức giao lưu học tập kinh nghiệm, giữa các sinh viên cùng chuyên ngành.

Luôn yêu cầu và bắt buộc sinh viên phải cập nhật những thông tin, kiến thức để không ngừng nâng cao trình độ bản thân.

Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cơ sở vật chất để sinh viên có thể có điều kiện nâng cao và rèn luyện bản thân. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần của sinh viên.

c. Phương hướng thực hiện

Hiệu trưởng, người lãnh đạo nhà trường nên chú ý khi đưa ra các quyết định, các phương pháp để quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Sinh viên không ngừng rèn luyện bản thân, luôn có ý thực học tập trao dồi kiến thức chuyên ngành.

Phải có sự phối hợp đồng bộ trong khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên cần có hệ thống, phương pháp và áp dụng riêng cho sinh viên. Rà soát theo dõi thường xuyên kết quả học tập rèn luyện của sinh viên để phân loại đúng đối tượng.

d. Điều kiện thực hiện

Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Hiệu trưởng với đội ngũ giảng viên trong các khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinh viên để đảm bảo tính khách quan và công bằng.

Giảng viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên hệ thống ngân hàng câu hỏi, đề thi. Rà soát theo dõi thường xuyên kết quả học tập của sinh viên để phân loại đúng đối tượng.

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảngviên. viên.

Việc đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên cũng là vấn đề hết sức quan trọng rất cần được chú ý. Thông qua hoạt động này sẽ làm nâng cao cải thiện hơn nữa cho đội ngũ giảng viên, tạo cơ chế làm việc thông thoáng, thuận tiện cho đội ngũ này, giúp họ thực hiện hiệu quả hoạt động giảng dạy đạt kết quả cao, khơi dậy lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và tính năng động, sáng tạo của giảng viên.

b. Nội dung

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của Nhà trường, để đạt hiệu quả cao trong qua trình giảng dạy, Hiệu trưởng và Ban giám hiệu phải có những chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên. Quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ, công nhân viên trong nhà trường. Không áp dụng cứng nhắc các quy định, điều lệ đối với công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những giảng viên có thành tích tốt trong quá trình giảng dạy.

c. Phương hướng thực hiện

Hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể thường xuyên quan tâm đến hoàn cảnh của từng giảng viên.

Tổ chức thăm hỏi kịp thời khi bản thân hoặc gia đình giảng viên, giáo viên có chuyện buồn, đau ốm.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao...để giáo viên thám gia.

Thực hiện đúng thời hạn việc nâng lương, trả lương.

Đảm bảo sự công bằng trong việc quy định chế độ hưởng thụ.

d. Điều kiện thực hiện

Việc đổi mới cơ chế, chính sách cần được Ban giám hiệu, Hiệu trưởng tiến hành thực hiện hiệu quả một số biện pháp như sau:

Về các chính sách, chế độ trong tuyển dụng (xoá bỏ phân biệt “giáo viên trong biên chế” và “giáo viên hợp đồng”), điều động, luân chuyển, sử dụng và quản lý đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh cán bộ quản lý giáo dục; các chính sách, chế độ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), tiền thưởng, phúc lợi (phúc lợi tập

thể, phúc lợi xã hội, trợ cấp, nhà ở công vụ...) và các khoản thu nhập chính đáng khác (ngoài tiền lương) của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Đảm bảo các điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (nhất là đối với các chức danh giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, giáo viên/giảng viên cao cấp/có học vị tiến sĩ...).

Bảo đảm cho tiền lương nhà giáo, thực sự trở thành một động lực trong công việc của nhà giáo); chế độ phụ cấp (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên...) và bảo lưu chế độ cho nhà giáo khi được điều động công tác về các cơ quan quản lý giáo dục.

Đẩy mạnh phân cấp quản lý đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chương trình, phương thức và hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường

Khen thưởng, xử lý vi phạm, khiếu tố và giải quyết yếu tố liên quan đến đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục một cách đúng đắn, khách quan.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 88 - 90)