Thực trạng về phương pháp quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động tự học ở sinh viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 69 - 71)

động tự học ở sinh viên

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhà trường trong gian đoạn hiện nay, chúng tối đã thiết kế câu hỏi số 3 tại MP2 nhằm tìm hiểu về các lĩnh vực mà nhà trường thực hiện quản lý để tác động đến hoạt động tự học của sinh viên trong trường.

Bảng 2.14. PP quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của SV

STT Phương pháp Mức độ thực hiện X Thứ bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thi thoảng Ít 4 3 2 1

1 Quản lý việc bồi dưỡng

động cơ TH 9 15 5 1 3,06 1

2 QL việc thực hiện nhiệm

vụ dạy và học 11 7 1 1 2,31 5

3 QL kế hoạch tự học 10 8 1 1 2,2 7

4 QL nội dung tự học 12 6 1 1 2,3 6

5 QL phương pháp tự học 8 16 4 2 3 3

6 QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học 9 15 5 1 3,05 2 7 QL thiết bị phục vụ tự học 12 4 2 2 2,29 4 Trung bình chung 2,60

Hiệu trưởng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội bằng nhiều biện pháp khác nhau. Kết hợp với các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn, trực tiếp đến dự giờ của một số lớp. Hiệu trưởng thực hiện thường xuyên công tác quản lý thời gian, kế hoạch tự học của sinh viên

trong đó phải kiểm tra duy trì sĩ số của lớp, thái độ học tập của sinh viên trong giờ lên lớp thông qua giảng viên. Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, các cuộc thi liên quan đến hoạt động tự học của sinh viên nhằm hướng sinh viên phải tự chủ động, sáng tạo, biết sắp xếp thời gian tự học hợp lý và khoa học phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường.

a. Về quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học.

Qua số liệu điều tra cho thấy: X = 3,06 xếp thứ 1, quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học cho sinh viên là quan trọng nhất và được Hiệu trưởng, cán bộ quản lý quan tâm ở mức độ rất thường xuyên. Việc bồi dưỡng động cơ tự học cho sinh viên của nhà trường được thực hiện thông qua các buổi tọa đàm, thông qua đội ngũ giảng viên, các tổ chức đoàn thanh niên, chi bộ.

b. Về quản lý kế hoạch tự học

Theo kết quả ở bảng thống kê cho thấy: Việc thực hiện quản lý kế hoạch tự học của Hiệu trưởng có mức độ thực hiện X = 2,2 xếp thứ 7, điều này chứng tỏ quản lý kế hoạch việc quản lý xây dựng kế hoạch tự học của Hiệu trưởng chưa thực sự sâu sát. Hiệu trưởng phải đưa ra những biện pháp quản lý mời, phù hợp với tình hình phát triển của nhà trường hiện nay, luôn kiểm tra, giám sát kế hoạch tự học của sinh viên. Yêu cầu sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập ngoài giờ lên lớp, nộp cho giảng viên.

c. Về quản lý nội dung tự học.

Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi thấy quản lý nội dung tự học có mức độ X = 2,3 xếp thứ 6. Kết quả trên chứng tỏ nhà trường chưa làm tốt, chưa thường xuyên về công tác này.

Khi trao đổi thêm với sinh viên thì được biết nội dung tự học của sinh viên chủ yếu chỉ có giáo viên giảng dạy giao cho. Nhưng một số thầy cô giáo cũng xuề xoà, chưa có nội dung và yêu cầu cụ thể với sinh viên, nhiều giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn chưa đóng vai trò tích cực trong công tác quản lý sinh viên tự học. Một số cán bộ quản lý còn cho rằng giảng viên chưa tham gia vào việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên, nếu có quan tâm cũng chỉ mới dừng lại ở việc quản lý sinh viên ở trên lớp mà không quan tâm đến giờ tự học của sinh viên. Giáo viên bộ

môn có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tự học của sinh viên bởi vì giáo viên dạy thế nào thì học trò sẽ có cách học tương ứng. Hiệu trưởng phải củng cố, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, lựa chọn những giảng viên có năng lực chuyên môn cao, có trách nhiệm với công việc giảng dạy.

d. Về quản lý phương pháp tự học.

Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi thấy quản lý phương pháp tự học có mức độ X = 3 xếp thứ 3. Mỗi sinh viên có phương pháp tự học khác nhau, vì vậy Hiệu trưởng muốn quản lý được phương pháp tự học của sinh viên thì cần chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường. Khuyến khích sinh viên lên thư viện học, học theo nhóm, bên cạnh đó Hiệu trưởng còn động viên khen thưởng tới những sinh viên có thành tích cao trong quá trình học tập, tạo động cơ cho học sinh rèn luyện bản thân.

e. Về quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học.

Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi thấy quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học ở mức độ X = 3,05 xếp thứ 2. Hiệu trưởng đã quản lý tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên, cần duy trì thường xuyên nội dung quản lý này. Hiệu trưởng luôn cập nhật thông tin, các chính sách mời mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để áp dụng một cách phù hợp với nhà trường.

g. Về quản lý thiết bị phục vụ tự học.

Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi thấy quản lý thiết bị phục vụ tự học ở mức X = 2,31 xếp thứ 4. Hiệu trưởng nên quản lý một cách có hiệu quả trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên. Phối hợp với Thư viện trường, Phòng quản trị mạng dần nâng cao chất lượng của các trang thiết bị trong trường. Động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia viết giáo trình, tài liệu giảng dạy của từng môn học chuyên ngành.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 69 - 71)