Hiệu trưởng quản lý hoạt động tự học của sinh viên thông qua việc đổi mới cơ chế, chính sách của nhà trường đối với giảng viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 73 - 76)

đổi mới cơ chế, chính sách của nhà trường đối với giảng viên

Để nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên có nhiều cách thức một trong những cách thức ấy là tác động đến đội ngũ giảng viên, thông qua đội ngũ này làm tăng năng lực khả năng tự học của sinh viên. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành hoạt động khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia nhằm tìm hiểu về thực tiễn công tác quản lý giảng viên trong trường.

a. Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên thông qua đội ngũ giảng viên thì công tác quản lý, khen thưởng, kỷ luật của nhà trường với cán bộ giảng viên cần

phải tiến hành hết sức thường xuyên, liên tục và đảm bảo tính công bằng. Trên cơ sở đó mới phát huy tối đa hiệu quả công việc mà các giảng viên thực hiện trong giờ giảng của họ.

Từ thực tế quan sát và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả có thể đánh giá chung về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của nhà trường chưa thực sự hiệu quả. Tâm lý các giảng viên xem việc bình xét thi đua chỉ là hình thức, chưa đánh giá đúng chất lượng lao động thực sự của người giảng viên. Danh hiệu thi đua cao chủ yếu thuộc về những người làm nhiệm vụ lãnh đạo. Việc kỷ luật còn nhẹ hoặc cho qua, chưa khách quan vẫn mang nặng tính chủ quan, cả nể hoặc thiên vị .Chính vì vậy công tác kỷ luật chưa đủ sức răn đe, giáo dục đối với đội ngũ giảng viên. Trong một năm trở lại đây, sau khi có sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ giảng viên đã có nhiều cải thiện hơn. Ban thi đua nhà trường đã xây dựng lại quy chế xếp loại thi đua của giảng viên theo các loại A, B, C để làm căn cứ chi các khoản tiền tiết kiệm của nhà trường. Sự thay đổi này cũng có phần nào tác động đến sự cố gắng của giảng viên, tuy nhiên hiệu quả chưa cao do biện pháp tiến hành và công tác kiểm tra đánh giá chưa tốt.

b. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng phát triển giảng viên

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Quan điểm của Đảng về “tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên” vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển giáo dục và đào tạo, vừa là cơ sở vững chắc để lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục.

Những năm qua đội ngũ giảng viên nhà trường đã tích cực học tập để nâng cao trình độ. Nâng cao số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ, hiện nay đã có 75 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 1 giảng viên là tiến sỹ, 1 là giáo sư. Như vậy so với mục tiêu về đội ngũ giảng viên thì nhà trường còn thiếu rất nhiều tiến sĩ, chính vì vậy nhà trường cần có chính sách khuyến khích mạnh hơn nữa để giảng viên có điều kiện tiếp tục học tập nâng cao trình độ.

Công tác bồi dưỡng cũng rất được lãnh đạo nhà trường quan tâm. Từ năm 2005 trở lại đây đã có trên 200 lượt giảng viên được cử đi bồi dưỡng và tập huấn ngắn hạn, trong đó, có 135 lượt giảng viên được tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn, 55 lượt cán bộ, giảng viên tham gia bồi dưỡng chính trị và 40 lượt giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng khác. Ngoài ra nhà trường còn mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, hội thảo, hội nghị, … và được cán bộ giảng viên hưởng ứng rất tích cực

c. Nhận xét chung

- Những mặt mạnh về công tác quản lý đội ngũ giảng viên

Nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức trong cán bộ, giảng viên. Tình hình chính trị, tư tưởng trong nhà trường ổn định, đoàn kết nội bộ được giữ vững. Quản lý hoạt động dạy – học của giảng viên ngày càng được cải tiến theo hướng nâng cao chất lượng, quy mô đào tạo giữ vững và ngày càng phát triển.

Hầu hết cán bộ quản lý đều nhận thức đúng đắn về vai trò của đội ngũ giảng viên và tầm quan trọng của công tác quản lý đội ngũ giảng viên.

Cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phần nào đáp ứng được yêu cầu nâng cao cơ bản của công tác dạy – học và nâng cao chất lượng đào tạo

Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Những mặt yếu về công tác quản lý đội ngũ giảng viên

Do công tác quy hoạch còn yếu nên đội ngũ giảng viên nhà trường còn thiếu đồng bộ, một số bộ môn còn thiếu giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm; một số ngành đào tạo chưa có đủ đội ngũ giảng dạy, đang phải hợp đồng, liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng khác. Một bộ phận giảng viên chậm đổi mới phương pháp, ít nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy; một bộ

phận cán bộ quản lý và nhân viên thừa hành chưa được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác.

Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên như đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hội thảo, hội giảng … đã được quan tâm nhưng chưa có lộ trình và biện pháp rõ ràng, chưa có sự đánh giá, tổng kết hoạt động. Cơ chế, chính sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ và chịu nhiều quy định ràng buộc, những giảng viên đủ tiêu chuẩn về thời gian công tác để đi học nâng cao thì khả năng ngoại ngữ không tốt, giảng viên trẻ chưa đủ tiêu chuẩn lại có khả năng học tốt và ham muốn được nâng cao trình độ dẫn đến tình trạng phá rào đi học, nhiều giảng viên sẵn sàng thôi việc để tiếp tục được đi học.

Nhìn chung thu nhập của đội ngũ giảng viên còn thấp, nhà trường không có nhiều khoản hỗ trợ thêm. Đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên trẻ, đời sống còn nhiều khó khăn về điều kiện ăn, ở, đi lại, … với mức lương hiện tại nhiều giảng viên chưa thể chuyên tâm giảng dạy. Vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.

Công tác kiểm tra, đánh giá chưa xây dựng được chuẩn đánh giá giảng viên; công tác thi đua; khen thưởng còn chưa tạo được sức hấp dẫn và hưởng ứng nhiệt tình từ phía đội ngũ giảng viên.

Các chế độ, chính sách khuyến khích giảng dạy và nghiên cứu khoa học chưa phù hợp. Vì vậy, chưa tạo điều kiện cho giảng viên tập trung đầu tư nhiều cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa họcvà việc nghiên cứu biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 73 - 76)