Tình hình hoạt động dạy học ở Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 49 - 58)

trong những năm gần đây

a. Một số vấn đề về đào tạo theo niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ

Nhằm đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu chuyển đổi từ việc thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống niên chế thành đào tạo theo hệ thống tín chỉ kiểu Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm học 2008-2009 và đòi hỏi phải hoàn tất việc chuyển đổi này trước năm 2012. Cho đến nay, rất nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, trong đó có trường Cao đẳng Cộng Đồng Hà Nội.

Để việc chuyển đổi hình thức đào tạo của nhà trường được thuận lợi và thành công, đồng thời phát huy được những ưu điểm vốn có của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi mỗi giảng viên, sinh viên, các nhà quản lý đào tạo của nhà trường phải thực sự hiểu biết về hình thức đào tạo này. Trong khuôn khổ phạm vi của đề tài này, tác giả xin đưa ra một số ý kiến trao đổi về sự khác nhau trong phương pháp dạy và học giữa hai hình thức đào tạo theo niên chế và theo học chế tín chỉ.

- Sự khác nhau giữa đào tạo theo niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ

Thứ nhất, về phương pháp giảng dạy: Hình thức đào tạo theo niên chế ít nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của người học. Toàn bộ các kiến thức của môn học được giảng viên trình bày một cách tuần tự và đầy đủ trên lớp. Vì vậy, thời gian giảng dạy trên lớp được bố trí với thời lượng lớn, còn thời gian tự học của sinh viên ít. Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy sao cho sinh viên chủ yếu làm việc tại lớp, chính vì vậy, sinh viên chưa tích cực tự học, tự nghiên cứu và thường thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức. Còn hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt ra yêu cầu lấy người học làm trung tâm, giảng viên chỉ là người hướng dẫn. Giảng viên sẽ phải xây dựng một đề cương chi tiết môn học, trong đó chỉ rõ các

công việc mà giảng viên và sinh viên phải làm trong mỗi giờ học ở trên lớp và thời gian tự nghiên cứu của sinh viên. Trên lớp, giảng viên không cần thiết phải trình bày tất cả các vấn đề của môn học một cách tuần tự như đào tạo theo niên chế mà chỉ đóng vai trò là người nêu vấn đề, hướng dẫn sinh viên cách giải quyết vấn đề (thông qua việc nghiên cứu tài liệu, làm việc nhóm, thảo luận,...) và kiểm tra, đánh giá sinh viên nhận thức vấn đề đó như thế nào. Phương pháp giảng dạy mà giảng viên áp dụng phải nâng cao tính tự học tự nghiên cứu của sinh viên, chính vì vậy mà thời lượng học trên lớp được rút ngắn so với hình thức đào tạo theo niên chế đồng thời tăng thời lượng tự học của sinh viên.

Thứ hai, về phương pháp học tập: Đối với hình thức đào tạo theo niên chế, kế hoạch học tập chung cho mỗi học kỳ được nhà trường xây dựng sẵn và sinh viên thực hiện theo kế hoạch học tập đó. Chính vì vậy, sinh viên không cần đăng ký kế hoạch học tập, không cần quan tâm lựa chọn môn học và xây dựng tiến độ học tập riêng. Trước khi lên lớp, không đặt nặng yêu cầu sinh viên đọc tài liệu. Sinh viên chủ yếu tiếp thu những kiến thức được thầy cô truyền đạt trên lớp. Khi về nhà, sinh viên học lại các kiến thức đã được học trên lớp, từ đó làm cho quá trình học của sinh viên trở nên thụ động, không kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu của sinh viên. Còn đối với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên cần đăng ký kế hoạch học tập cho cả học kỳ, phải biết lựa chọn môn học và tiến độ học tập sao cho phù hợp với sở thích, năng lực và hoàn cảnh riêng. Trước khi lên lớp, sinh viên bắt buộc phải đọc trước tài liệu ở nhà thì mới tiếp thu được các kiến thức trên lớp vì giảng viên không giảng giải cặn kẽ tất cả các nội dung trên lớp. Sinh viên cần phải tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm nhiều hơn ngoài thời gian lên lớp.

- Thuận lợi khi đào tạo theo học chế tín chỉ

Nếu đào tạo theo niên chế (học phần) sinh viên phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có năng lực tốt, có điều kiện học tập hay sinh viên có năng lực yếu, có hoàn cảnh khó khăn thì đào tạo theo học chế tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo năng lực và điều kiện của mình.

Sinh viên có thể chủ động về thời gian, bố trí việc hoàn thành chương trình theo năng lực của mình. Phần cứng bắt buộc và phần mềm do sinh viên lựa chọn (thời gian dài ra với sinh viên yếu và ngắn lại với sinh viên giỏi). Sinh viên được phép kéo dài chương trình học (trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định riêng từng trường) nếu điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do ốm đau, bệnh tật buộc họ phải nghỉ học giữa chừng thì sinh viên đó vẫn được tiếp tục theo học sau đó mà không bị ảnh hưởng gì khi quay lại tiếp tục chương trình học.

Sinh viên còn có thể chuyển đổi chuyên ngành mình đang theo học một cách khá dễ dàng mà không phải học lại từ đầu. Nếu biết sắp xếp những tín chỉ giống nhau giữa hai ngành một cách hợp lý, sinh viên có thể hoàn toàn tốt nghiệp được hai chương trình học trong một thời gian giảm đáng kể so với hình thức đào tạo theo niên chế.

Một lợi thế quan trọng nữa của hệ tín chỉ là cho phép sinh viên có những sự lựa chọn chương trình học theo sở thích của mình.

Về phương pháp học tập, sinh viên có thể phát huy tối đa năng lực tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm. Việc quy định số tiết học sinh viên tự nghiên cứu ở nhà giúp sinh viên có thể phát huy tối đa năng lực tự nghiên cứu cũng như nâng cao ý thức học tập của mình. Hơn nữa, ở hầu hết các môn học sinh viên được tự nghiên cứu, thảo luận và làm việc theo nhóm với những đề tài khác nhau. Đặc biệt, việc phải thuyết trình về đề tài của các nhóm giúp sinh viên tự tin hơn khi làm việc trước đám đông.

Hiện nay, sinh viên của nhà trường đang quen với phương pháp dạy và học của hình thức đào tạo theo niên chế, vì vậy, để có thể học tốt được theo hình thức tín chỉ, sinh viên cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Tìm hiểu và nắm bắt được đầy đủ các quy chế về đào tạo theo tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo và do nhà trường ban hành (cụ thể là Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT- BGDĐTngày 27 tháng 12 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế 43,quy định về công tác cố vấn học tập cho sinh viên cao đẳng hệ chính quy, quy

định đào tạo cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ tại trường cao đẳng kinh tế tài chính Thái Nguyên,...).

Chủ động theo dõi thời khóa biểu chung của nhà trường, lựa chọn các môn học có thời lượng phù hợp với bản thân cho mỗi học kỳ dưới sự tư vấn của cố vấn học tập.

Thay đổi phương pháp học tập cho phù hợp với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Trước khi lên lớp phải nghiên cứu trước tài liệu ở nhà theo sự hướng dẫn của giảng viên. Trên lớp tích cực nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, mạnh dạn đưa ra quan điểm của cá nhân đối với mỗi vấn đề mà giảng viên đưa ra. Trong quá trình học có vấn đề gì thắc mắc cần phải trao đổi ngay với nhóm học tập hoặc với giảng viên để được làm rõ. Sinh viên phải giành thời gian tự học nhiều hơn, không chỉ đọc giáo trình mà còn phải đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng.

Việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ là việc làm tất yếu của nhà trường phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại. Nhận thức được sự khác nhau trong phương pháp dạy và học giữa hai hình thức đào tạo theo niên chế và theo tín chỉ là một vấn đề hết sức cần thiết để nhà trường có thể nhanh chóng chuyển đổi thành công từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Hi vọng một số ý kiến trao đổi của bài viết sẽ đem lại cho bạn đọc thông tin hữu ích về hình thức đào tạo theo tín chỉ.

b. Tình hình sử dụng các phương tiện dạy học của giảng viên CĐCĐ Hà Nội.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng phương tiện dạy học

TT Phương tiện Tỷ lệ phần trăm sử dụng

1 Sách giáo khoa, giáo trình 100%

2 Giáo án 100%

3 Bài giảng 92.4%

4 Bảng viết 85.1%

5 Máy tính 75.34%

6 Máy chiếu 64.7%

7 Chương trình như Powerpoint, mindmap, Workbelch, …

56,3%

TT Phương tiện Tỷ lệ phần trăm sử dụng

9 Phòng thí nghiệm thực hành... 34,82%

10 Các phương tiện khác 28%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2013 của Trường CĐCĐ Hà Nội)

c. Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học của giảng viên CĐCĐ Hà Nội

Có nhiều phương pháp dạy học những phương pháp dạy học chia thành 2 trường phái dạy học là dạy học theo kiểu truyền thống với việc lấy giảng viên là trung tâm và dạy học hiện đại với phương châm lấy người học là trung tâm.

Giảng viên hướng dẫn, hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên tìm chọn và xử lý thông tin, tổ chức để sinh viên quản lý được thời gian của mình, có tính đến sự khác biệt cá thể, đồng thời động viên sinh viên tích cực tham gia vào quá trình nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, chỉ dẫn và giúp đỡ sinh viên phát triển các kỹ năng học tập độc lập như tự quyết định mục tiêu của bản thân, tự tìm kiếm và xử lý thông tin, tự đánh giá năng lực và chất lượng học tập của mình ... để sản phẩm đào tạo của đại học có thể là những thực thể tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp và suốt đời. Giảng viên phải biết cách phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy độc lập của sinh viên. Các cách dạy học theo lối truyền thống truyền đạt - lĩnh hội cần được thay đổi bằng những cách làm mới cùng với sự hỗ trợ của phương tiện mới hiện đại. Theo nhiều báo cáo, số liệu khảo sát thực tế với hai kiểu dạy học như trên thì chỉ có dạy học theo phương pháp hiện đại mới mang lại kiến thức nhiều hơn cho người học, giúp người học phát triển nhanh hơn.

Hoạt động dạy học theo phương pháp hiện đại cũng làm phát triển khả năng tự học của người học. Hiện nay ở trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội các giảng viên cũng sử dụng đầy đủ hai phương pháp dạy học trên nhưng phương pháp dạy học hiện đại vẫn chưa được sử dụng nhiều. Đây là một thực tế gây khó khăn cho hoạt động tự học của học sinh, sinh viên.

Theo báo cáo khảo sát hiện nay tỉ lệ các giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học được thể hiện trong bảng thống kê sau:

TT Phương pháp Tỷ lệ phần trăm sử dụng

1 Thuyết trình 100%

2 Đàm thoại 91%

3 Luyện tập 72,4%

4 Phương pháp Thảo luận 53%

5 Làm mẫu 47%

6 Phương pháp Trò chơi 35%

7 Phương pháp vấn đáp 41%

8 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 26%

9 Phương pháp hoạt động nhóm 23%

10 Phương pháp đóng vai 19%

11 Phương pháp động não 15%

12 Phương pháp nghiên cứu tình huống 11%

13 Phương pháp dự án 5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 của Trường CĐCĐ Hà Nội)

Nhận xét: Hiện nay tỉ lệ giáo viên, giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống là chính. Theo bảng thống kê trên 100% giáo viên, giảng viên của trường sử dụng phương pháp thuyết trình, 90% sử dụng phương pháp đàm thoại và 70% sử dụng phương pháp luyện tập nhằm cung cấp kiến thức cho người học.

Việc đa số các giáo viên, giảng viên sử dụng phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống trên tạo ra sự khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động tự học, tự tìm tòi kiến thức của người học chính vì vậy cần có biện pháp quản lý thích hợp nhằm thúc đẩy các giáo viên, giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy theo kiểu hiện đại.

d. Tình hình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV ở trường CĐCĐ Hà Nội

Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của quá trình dạy học. Đây cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của sinh viên, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên.

Các trường đại học phải giúp sinh viên phát triển những kĩ năng, những năng lực trong cuộc sống thực, bối cảnh thực và những sinh viên tốt nghiệp phải trình

diễn được những năng lực được đánh giá bằng các bài kiểm tra – đánh giá thực, chứ không phải chỉ bằng giấy bút như hiện nay.

Thực tế cũng cho thấy, một bộ phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp vẫn chưa được xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ được các nhiệm vụ thực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Đánh giá quá trình học tập phải được thể hiện thông qua bảng điểm của sinh viên và hệ thống chuẩn mực dùng để xác định các điểm số đó. Một nền giáo dục tiến bộ cần phải có một hệ thống điểm số đánh giá được chuẩn hoá, sao cho vừa có thể chuyển tải được hết mục đích của giáo dục, vừa giúp xã hội đánh giá chính xác mức độ có ích năng lực của sinh viên, đồng thời có thể giúp người học định hướng được mục tiêu và điều chỉnh được hành vi, để tự nâng cao kết quả học tập của bản thân.

Điểm số tự thân nó cao hay thấp không phải là một vấn đề, mà vấn đề ở chỗ chất lượng của hệ thống xác định nó. Chất lượng càng cao mức độ chuẩn hoá càng lớn, khả năng quốc tế hoá nền giáo dục đó càng rộng. Trước yêu cầu hội nhập càng đến gần, việc nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá và nhanh chóng hoàn thiện một hệ thống đánh giá kết quả học tập chất lượng cao là một yêu cầu tất yếu. Đối với các trường Đại học và Cao Đẳng vấn đề này lại càng có tầm quan trọng đặc biệt hơn.

Bảng 2.4. Tình hình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

TT Nội dung đánh giá

Sinh viên tự đánh giá (tỷ lệ % đạt) Giảng viên đánh giá (tỷ lệ % đạt)

1 Đánh giá tính chuyên cần của sinh viên

60% 40%

2 Đánh giá kết quả kiểm tra giữa kỳ 4,5% 5,5%

3 Đánh giá kết quả thi cuối kỳ 50% 50%

4 Những bất cập phát sinh 70% 30%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 của Trường CĐCĐ Hà Nội)

Để đánh giá tính chuyên cần của sinh viên, giảng viên dựa vào: Số buổi tham gia lớp học của sinh viên

Tinh thần tham gia của sinh viên trong các tiết học và các giờ thảo luận Sinh viên tham gia lớp học là cần thiết để nghe giảng viên hướng dẫn những nội dung cơ bản của môn học. Trên cơ sở đó, sinh viên tự nghiên cứu và trình bày ý kiến trong buổi thảo luận. Vì vậy, việc đánh giá tính chuyên cần sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nắm được những nội dung cơ bản của môn học và định hướng tự nghiên cứu cho mình. Theo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 của nhà trường,

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 49 - 58)