Biện pháp 1: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giảng viên về hướng dẫn tự học và quản lí tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 84 - 86)

a. Mục tiêu

Giảng viên là những người trực tiếp thực hiện hoạt động giảng dạy đối với sinh viên, định hướng sinh viên, giúp sinh viên hiểu và nắm bắt được kiến thức. Hoạt động tự học của sinh viên có được tốt, hiệu quả hay không phần lớp phụ thuộc vào giảng viên, hay hoạt động chỉ đạo, tổ chức định hướng việc tự học của giảng viên cho sinh viên.

Xây dựng đội ngũ giảng viên có lòng yêu nghề, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục đào tạo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường. Làm việc khoa học và có kỷ luật tốt.

Nâng cao kiến thức kỹ năng về tự học và hướng dẫn tự học cho đội ngũ giảng viên giúp cho Hiệu trưởng biết cách thức quản lý hoạt động tự học của sinh viên, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Nâng cao kiến thức kỹ năng về tự học và hướng dẫn tự học cho giảng viên còn giúp cho sinh viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của tự học, tính cần thiết của tự học để học sinh đạt được kết quả cao trong quá trình học tập tại trường.

b. Nội dung

Thực tế hiện nay tại trường ngoài các thầy cô giáo giỏi có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu kiến thức về chuyên môn và kiến thức về tổ chức hoạt động tự học, thì cũng còn nhiều thầy cô giáo yếu về những mặt này đặc biệt là kiến thức về tổ chức hoạt động tự học. Vì vậy, để quản lý tốt nội dung tự học của sinh viên, giúp sinh viên có được phương pháp, kế hoạch, nội dung tự học đúng đắn cần phải xây

dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, hiểu biết về hoạt động tự học

Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ giảng viên về những vấn đề đổi mới của giáo dục hiện nay. Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp tự học cho giảng viên. Đội ngũ giảng viên phải được trang bị những kiến thức cần thiết về tự học và luôn có sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Để từ đó đưa ra được những phương pháp hướng dẫn cho sinh viên, nhất là những sinh viên năm thứ nhất, khi mới nhập trường còn rất bỡ ngỡ vì thay đổi môi trường học, hình thức học hòa nhập với những sinh viên khóa trên. Tự biết lập kế hoạch học tập cho bản thân.

c. Phương hướng thực hiện

Hiệu trưởng tổ chức cho đội ngũ giảng viên quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng vào đầu mỗi năm học, các buổi sinh hoạt chuyên môn cần thiết để giảng viên nhận thức và nắm rõ về kỹ năng tự học. Nâng cao nhận thức cho từng giảng viên để từ đó giảng viên hướng dẫn cho sinh viên về tự học nhằm nâng cao chất lượng tự học của sinh viên trên cơ sở làm cho nhà tường ngày càng phát triển vững mạnh.

Tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề về tự học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ, bộ môn tổ chức. Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các giảng viên trong trường.

d. Điều kiện thực hiện

Để có được đội ngũ giảng viên có kiến thức, kỹ năng về tự học để từ đó hướng dẫn sinh viên biết được vai trò, tầm quan trong của hoạt động tự học, biết cách thức tự học khi không học trên lớp thì đội ngũ giảng viên phải nắm vững kiến thức, có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác truyền thụ.

Tổ chức các cuộc hội thảo, họp bàn về vấn đề tự học của sinh viên, mời các chuyên gia có uy tín về lĩnh vực này phổ biến cho giảng viên nghe.

Hiệu trưởng có thể trực tiếp tham gia vào phổ biến cho giáo viên, giảng viên nội dung này.

Nhà trường, Chi bộ, Ban giám hiệu thường xuyên tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho việc học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn.

Mỗi giảng viên phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình và giúp cho công tác quản lý hoạt động tự học của Hiệu trưởng trong nhà trường ngày càng đạt chất lượng hơn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 84 - 86)