Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 92 - 97)

Chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá của 30 cán bộ quản lý là những cán bộ cốt cán từ Ban giám hiệu và các Phòng ban chức năng, các khoa đào tạo, các tổ bộ môn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và các giảng viên giỏi về chuyên môn trong nhà trường về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Bảng 3.1. Kết quả ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

TT Các biện pháp RấtMức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

1 Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giảng viên về hướng dẫn tự học và quản lý tự học của sinh viên

98 2 0 93 6 1

2 Quản lý đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của giảng viên theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học ở sinh viên

91 8 1 93,3 5 1,7

tra đánh giá của giảng viên đối với kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên

4 Đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên

90 9 1 89 8 3

5 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ việc tự học của sinh viên

95 4 1 97 2 1

Nhận xét chung: Sau khi tập hợp, tổng hợp số phiếu điều tra cho thấy: Để quản lý hoạt động tự học của sinh viên thông qua đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội là rất cần thiết và được tiến hành thông qua 5 biện pháp. Các biện pháp nêu trên đều có tính khả thi cao, trong đó mỗi một biện pháp được thể hiện bằng các tỷ lệ điều tra theo mức độ cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giảng viên về hướng dẫn tự học và quản lý tự học của sinh viên, có 98% cán bộ, giảng viên được hỏi cho là rất cần thiết, 2% cho là cần thiết, 0% ít cần thiết. Trong đó 93% cán bộ, giảng viên cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 6% cho là khả thi và 1% cho là ít khả thi. Nhìn chung có trên 90% cán bộ, giảng viên khi được hỏi cho là rất cần thiết và khả thi để tiến hành biện pháp này

- Biện pháp 2: Quản lý đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của giảng viên theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học ở sinh viên, biện pháp này có tới 91% cho là cần thiết, 8% cho là cần thiết, 1% cho là ít cần thiết; trong khi đó có tới 93,3% cho là rất khả thi, 5% cho là khả thi, 1,7% cho là ít khả thi khi thực hiện biện pháp này. Như vậy, có trên 90% cán bộ, giảng viên khi được hỏi cho là rất cần thiết và khả thi khi thực hiện biện pháp quản lý đổi mới hình thức và phương pháp dạy học của giảng viên theo hệ thống tín chỉ.

- Biện pháp 3: Quản lý đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá của giảng viên đối với kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, có tới 93,3% cho là rất cần thiết, 6,7% cho là cần thiết, 0% cho là ít cần thiết, trong khi đó 86,6& cho là rất khả thi, 12,4% cho là khả thi, 1% cho là ít khả thi. Biện pháp này cũng rất khả thi và có thể thực hiện được.

- Biện pháp 4: Đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên, có 90% cho là rất cần thiết, 9% cho là cần thiết, 1& cho là ít cần thiết và 89% cho là rất khả thi, 8% cho là khả thi, 3& cho là ít khả thi. Như vậy biện pháp đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên rất cần thiết và có tính khả thi khi thực hiện

- Biện pháp 5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ việc tự học của sinh viên, có 95% cho là rất cần thiết, 4% cho là cần thiết, 1% cho là ít cần thiết, trong đó 97% cho là rất khả thi, 2% cho là khả thi, 1%cho là ít khả thi. Như vậy, có trên 90% số biếu cho là rất cần thiết và khả thi khi thực biện biện pháp này

Bảng 3.2. Kết quả tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất Các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) D2 (mi – ni)2 SL % Thứ bậc (mi) SL % Thứ bậc (ni)

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho GV về hướng dẫn tự học và quản lí tự học của SV

28/30 93,3 2 27/30 90 2 0

Quản lý đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của giảng viên theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học ở sinh viên

27/30 90 3 26/30 86,7 4 1

Quản lý đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá của giảng viên đối với kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên

26/30 86,7 5 25/30 83,3 5 0

Đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên

29/30 80,7 4 29/30 80,7 3 1

Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ việc tự học của sinh viên

Biểu đổ 3.1. Kết quả tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi.

* Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi

Sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính toán và thu được kết quả sau:

22 2 6 1 ( 1) D r N N ∑ = − −

Trong công thức trên, n = 5 (ứng với 5 biện pháp). Thay vào công thức trên ta được: r = 0,9.

Kết quả cho phép kết luận mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất là thuận và chặt chẽ, với độ tin cậy nhỏ hơn 0,01.

Tiểu kết chương 3

Qua kết quả khảo nghiệm các nhóm biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường chưa đáp ứng được những yêu cầu cũng như đòi hỏi ngày càng cao trong công tác đào tạo.

Kết quả khảo nghiệm qua các ý kiến đánh giá giảng viên và cán bộ quản lý và quá trình phân tích kết quả đánh giá ở từng biện pháp đã khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của hệ thống những biện pháp cơ bản xây dựng trong luận văn đã tác động tích cực đến việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên.

Các biện pháp quản lý trên rất cần thiết cho hoạt động quản lý hoạt động tự học của sinh viên, việc thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán từ cán bộ quản lý đến các giảng viên và sinh viên trong khoa sẽ tạo nên kết quả khả quan trong việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI (Trang 92 - 97)