học a. Lập kế hoạch hoạt động trong năm học
Việc lập kế hoạch bộ môn giảng dạy giúp cho giáo viên định hướng cụ thể quá trình dạy, kiểm soát tiến độ thực hiện phân phối chương trình theo tiến độ thời gian từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
từng tiết dạy, bài soạn thể hiện sự lựa chọn phương pháp thích hợp của giáo viên đối với nội dung kiến thức cần truyền thụ, mỗi bài học chứa đựng những phạm vi kiến thức khác nhau, do đó giáo viên cần lựa chọn những phương pháp thích hợp với những phương tiện dạy học để truyền tải đến học sinh.
Bắt đầu nhận công tác chuyên môn từ đầu năm giáo viên nghiên cứu thật kỹ chương trình giảng dạy, tìm tư liệu thu thập sách tham khảo, xem lại phương tiện sẵn có của nhà trường, chuẩn bị đồ dùng dạy học từ đó lập kế hoạch soạn giảng cho cả năm học.
c. Thực hiện chương trình giảng dạy
Thực hiện chương trình là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường THPT. Giáo viên thực hiện chương trình cần lưu ý các vấn đề sau:
- Về nội dung, mỗi môn học phải đảm bảo đúng quy định.
- Về phương pháp, thực hiện các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn.
- Đảm bảo đúng, đủ phân phối chương trình về số tiết học, số bài học, Giáo viên không được tự ý cắt xén, dồn nén hoặc thêm bớt bài học.
- Sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học tích cực như đồ dùng dạy học, làm thí nghiệm, thực hành, sử dụng CNTT...
d. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
Trong giờ lên lớp, giáo viên tiến hành các hoạt động cụ thể theo kế hoạch của bài soạn ở nhà nhằm truyền đạt đến học sinh phạm vi kiến thức bài giảng theo mục đích, yêu cầu thông qua việc tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh.
e. Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một nội dung không kém phần quan trọng trong nhiệm vụ dạy học của giáo viên.
Để điều chỉnh qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên vừa đánh giá được trình độ năng lực của học sinh vừa đánh giá được bản thân mình về tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và uy tín đối với học sinh. Trên cơ sở những đánh giá đó, giáo viên tự đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục những lệch lạc, sai sót mà học sinh đã bộc lộ qua các hình thức kiểm tra đánh giá.
Ngoài công tác giảng dạy, giáo viên phải thực hiện các công tác khác như: Công tác chủ nhiệm, công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy học, công tác tư vấn học đường, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp...và các công tác khác do Hiệu trưởng phân công.
Đây là quá trình người Hiệu trưởng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên, nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.