Các bước tiến hành và kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 107 - 111)

. Sắp xếp lịch làm việc hàng tuần cho khoa học, phù hợp để đảm bảo việc

3.3.3. Các bước tiến hành và kết quả khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cấp thiết về các biện pháp quản lý hoạt động TCM, tôi điều tra qua 4 mức độ: Rất cấp thiết (A); Cấp thiết (B); Ít cấp thiết (C); Không cấp thiết (D). Ở mỗi mức độ tôi quy ước số điểm tương ứng như sau: Rất cấp thiết: 4 điểm; Cấp thiết: 3 điểm;ít cấp thiết 2 điểm; Không cấp thiết: 1 điểm.

Để đánh giá mức độ tính khả thi về các biện pháp quản lý hoạt động TCM tôi điều tra qua 4 mức độ: Rất khả thi (A); Khả thi (B); Ít khả thi (C); Không khả thi (D). Ở mỗi mức độ tôi quy ước số điểm tương ứng như sau: Rất khả thi: 4 điểm; Khả thi: 3 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm.

Sau đó tổng hợp phiếu tán thành của từng biện pháp ở từng mức độ khác nhau với mức điểm từng loại rồi tính điểm trung bình cộng. Từ đó đánh giá

được tính cấp thiết và tính khả thi của cán bộ quản lý và GV về tầm quan trọng của từng biện pháp, xếp thứ bậc và kết luận.

Từ kết quả phụ lục 11, ta có

Bảng 3.1. Tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

STT Các nhóm biện pháp

1 Nâng cao nhận thức của CBQL,

GV về tầm quan trọng đối với hoạt động TCM ở trường THPT

2 Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ

TCM

3 Biện pháp quản lý hoạt động giảng

dạy và giáo dục

4 Biện pháp kiểm tra, đánh giá các

hoạt động TCM

5 Quản lý đổi mới phương pháp dạy

học của TCM

6 Biện pháp hỗ trợ các điều kiện để

TCM thực hiện nhiệm vụ Tổng

Qua bảng 3.1cho thấy:

*Về mức độ cấp thiết: Các nhà quản lý giáo dục đánh giá tính cấp thiết của 06 nhóm biện pháp quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng các trường THPT là tương đối cao, thể hiện ở điểm bình quân X = 3,63 so với điểm trung bình cao nhất làX max = 4.0; có 6/6 nhóm biện pháp cóX ≥ 3,25 ( chiếm tỷ lệ 100%)

- Có 4 nhóm biện pháp cóX ≥ 3,63 đó là các biện pháp 1,2,3, 5.

- Mức độ cấp thiết được các chuyên gia đánh giá có sự chênh lệch tương đối cao giữa các biện pháp: Nhóm biện pháp 1 và biện pháp 6.

* Về tính khả thi: Cả 06 nhóm biện pháp quản lý đều có tính khả thi tương đối cao, thể hiện ở điểm trung bình của các nhóm biện phápX = 3,56 so với

điểm trung bình cao nhất làX max = 4,0; có 6/6 nhóm biện pháp cóX ≥ 3,22 ( chiếm tỷ lệ 100%)

- Có 3 nhóm biện pháp cóX ≥ 3,56, đó là nhóm các biện pháp 1,2,3.

Tính khả thi được các chuyên gia đánh giá không đồng đều giữa các nhóm biện pháp: Nhóm biện pháp 1 và nhóm biện pháp 6. Thông qua việc tổng hợp kết quả ý kiến của các chuyên gia về các nhóm biện pháp đề xuất, cho thấy cả 6 nhóm biện pháp đề xuất đều cần thiết và khả thi cho việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THPT, được sự đồng tình cao của các chuyên gia quản lý giáo dục. Như vậy, cả 6 nhóm biện pháp nêu trên đều có thể áp dụng đưa vào quá trình quản lý hoạt động TCM các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế khảo nghiệm vừa nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Chắc chắn còn cần nhiều thời gian để phát triển việc quản lý của HT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, quản lý nâng cao chất lượng hoạt động TCM nói riêng.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xuất phát từ các nguyên tắc và định hướng chung, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi một cách khoa học, hợp lý, cần căn cứ vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành, sự phát triển của địa phương. Đồng thời, phải căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TCM của các trường THPT.

Sáu nhóm biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau , đã tập trung vào 6 nội dung cốt lõi, đó là:

- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng đối với hoạt động của TCM trong trường THPT.

- Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ TCM. - Quản lý hoạt động giảng dạy và giáo dục. - Kiểm tra, đánh giá các hoạt động TCM.

- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học của TCM. - Hỗ trợ các điều kiện để TCM thực hiện nhiệm vụ.

Bằng việc trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, tôi tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp, kết quả xử lý cho phép khẳng định các nhóm biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT các trường THPT có tính cấp thiết và khả thi và có thể áp dụng đưa vào quá trình quản lý hoạt động TCM ở các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w