- Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình dạy học của ngành.
3.1.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho thấy đội ngũ CBQL đã có nhiều cô gắng để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Hiệu trưởng ở các nhà trường đã đề ra được nhiều biện pháp thiết thực, trong đó một số biện pháp có hiệu quả cao, mang lại tác động tích cực trong công tác quản lý. Song cũng có biện pháp hiệu quả còn thấp, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa có các biện pháp đồng bộ, hạn chế trong công việc tổ chức thực hiện và phối hợp các biện pháp tác động một cách toàn diện.
Qua khảo sát thực trạng cũng cho thấy rằng: Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý toàn diện các nội dung, các hoạt động một cách tích cực mà thường chỉ là những biện pháp mang nặng tính hành chính. Trong quá trình quản lý các hoạt động TCM trong nhà trường việc sử dụng kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng của người quản lý, nhưng chỉ với kinh nghiệm không chưa đủ. Những kinh nghiệm quản lý nếu không vận dụng sáng tạo, linh hoạt mà thực hiện một cách máy móc thì việc áp dụng sẽ có hiệu quả thấp, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả, người quản lý phải căn cứ vào thực trạng ở các nhà trường để có được các biện pháp quản lý phù hợp, khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn một cách tốt nhất. Vì vậy các biện pháp đề ra phải mang tính thực tiễn.