Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, hoạt động các chuyên đề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 31)

- Lịch soạn bài và làm đồ dùng dạy học…

Kế hoạch của tổ phải thật cụ thể, nêu rõ nội dung công việc, yêu cầu, thời gian, phân công công việc, lề lối làm việc.

1.4.2. Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, hoạt động các chuyên đề hoạt động các chuyên đề

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD&ĐT, HT phải tạo điều kiện cho tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn phải luôn cập nhật những kiến thức về quản lý, về chính trị, về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý …do huyện hoặc sở giáo dục tổ chức.

Hàng năm, TTCM, HT phải đánh giá, phân loại năng lực của giáo viên trong tổ chức để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Việc đánh giá phân loại giáo viên phải chính xác. Để phân loại giáo viên một cách khách quan, Tổ trưởng phải thu tập và phân tích thông tin từ nhiều kênh như: dự giờ thăm lớp, dùng phiếu thăm dò học sinh, thông qua nhóm chuyên môn…Đây là việc làm rất cần thiết đối với TTCM cũng như HT nhà trường trong công tác quản lý giáo viên. Việc phân loại đúng giáo viên, giúp HT phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đúng năng lực làm cho công tác giảng dạy của giáo viên đáp ứng được yêu cầu của người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cùng với TTCM, HT cần cân nhắc xem trong tổ chuyên môn, GV nào có khả năng đi đào tạo trên chuẩn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Phải coi vấn đề bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao ghiệp vụ là quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc để lên kế hoạch cụ thể vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình qua việc phân công cụ thể cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như: những nội dung dạy học khó, PPDH mới những chuyên

đề về đổi mới PPDH …Từ đó, các giáo viên được phân công chịu trách nhiệm báo cáo chuyên đề trong các buổi họp để cả tổ cùng bàn bạc thảo luận đi đến thống nhất chung. HT có kế hoạch phân công giáo viên tư vấn giúp đỡ nhau trong chuyên môn: Giáo viên có năng lực giúp đỡ giáo viên yếu đặc biệt là tư vấn giúp đỡ giáo viên trẻ mới ra trường đang trong thời gian tập sự. Trong bản kế hoạch của mình, mỗi cá nhân đều phải đăng ký kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Tất cả giáo viên trong nhà trường đều phải có sổ tự học, tự bồi dưỡng, đây là một loại hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên. Mỗi giáo viên phải đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm học, phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm bắt buộc đối với giáo viên và là tiêu chí xếp loại thi đua đối với cá nhân và tổ.

Để tạo điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng thì HT bàn bạc trong BGH, ủy quyền cho PHT phụ tách chuyên môn có kế hoạch thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thi trong nhà trường như: chuyên đề đổi mới PPDH, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm luyện thi đại học, hội thi thao giảng GV giỏi cấp trường đề chọn giáo viên thi GV giỏi cấp tỉnh, phong trào dự giờ thăm lớp, hội thi làm đồ dùng dạy học, các chuyên đề ngoại khóa …Tất cả các hoạt động đó đều có tác dụng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên. Vì thế nhà trường phải có kế hoạch cụ thể để tất cả các giáo viên tham gia. Sau mỗi lần tổ chức các hội thi đều phải rút kinh nghiệm, tổng hợp khen, khiển trách đúng lúc, đúng chỗ để động viên khuyến kích mọi người.

Hiệu trưởng phải tạo điều kiện về tài liệu, trang thiết bị để giáo viên tự học trong công tác BDTX.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w