Công tác này giúp cho Hiệu trưởng thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mối tương tác của các thành viên trong tập thể. Hiệu trưởng có thể kiểm tra toàn diện hoặc từng phần hoạt động của tổ chuyên môn như:
- Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý của tổ, nhận định của tổ trưởng về từng thành viên trong tổ, uy tín của tổ trưởng.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn : Kế hoạch của tổ, của các cá nhân, biên bản sinh hoạt tổ, các sáng kiến kinh nghiệm.
- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ, thực hiện các chuyên đề, hội giảng, hội thi…
- Kiểm tra việc mượn trả thiết bị, đồ dùng dạy học và các ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy.
- Kiểm tra công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất phòng học, đồ dùng các thiết bị trong quá trình giáo dục.
Như vậy, hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng là: Quá trình người hiệu trưởng hoạch định, tổ chức điều khiển, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn và giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong toàn bộ quá trình quản lý của nhà trường thì quản lý hoạt động chuyên môn là quan trọng nhất, là hoạt động trọng tâm đòi hỏi người hiệu trưởng dành nhiều thời gian và công sức nhiều nhất.
Thực chất quản lý hoạt động tổ chuyên môn là quản lý hoạt động dạy học mà người Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng các tổ chuyên môn thay Hiệu trưởng quản lý, kiểm tra đánh giá việc dạy học của giáo viên. Nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, những giá trị về tư tưởng, đạo đức, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học của giáo viên thể hiện ở việc quản lý chương trình, kế hoạch dạy học, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, sinh hoạt tổ chuyên môn, đặc biệt chú ý đến công tác bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, các yếu tố, các phương tiện có tác dụng kích thích việc dạy học. Tuy nhiên, biện pháp quản lý của tổ chuyên môn của hiệu trưởng không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết mà còn dựa trên cơ sở tiễn của trường đó.
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦATỔ CHUYÊN MÔN TỔ CHUYÊN MÔN
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Nhân tố khách quan là những gì bên ngoài, nhưng có sức chi phối rõ rệt đối với mọi công việc của tổ chuyên môn. HT và BGH chính là thành phần
đầu tiên thuộc nhân tố khách quan. Nhận thức của HT về tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường, quan điểm về chọn tổ trưởng, mức độ quan tâm và sâu sát trong chỉ đạo, kiểm tra, cung ứng các phương tiện và tạo điều kiện cho các hoạt động của tổ đến mức nào, chế độ thi đua khen thưởng..., tất cả những điều đó gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.
Đặc biệt hoạt động của tổ chuyên môn đòi hỏi rất cao tính năng động và sự tự chủ của TTCM. Tính tự chủ và tính năng động bao giờ cũng có quan hệ hữu cơ với nhau. Tính tự chủ của tổ chuyên môn vừa là một yếu tố có tính nội tại, vừa là kết quả của một cách quản lý tích cực từ bên trên (HT). Cần hiểu rằng, mỗi cá nhân cũng như một tập thể, ở những mức độ khác nhau, đều có những tiềm năng nhất định. Nếu biết đánh thức, tiềm năng ấy sẽ trỗi dậy, phát huy hiệu quả trong công việc. Gia tăng tính tự chủ chính là một biện pháp để phát huy cao nhất năng lực của TTCM.
Tổ chuyên môn có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THPT theo quy định của Luật Giáo dục. Vì thế, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là việc hết sức quan trọng, liên quan đến nhiều khâu, nhiều cấp quản lý. Nhưng từ góc nhìn và hướng triển khai của luận văn, tôi muốn tập trung vào khâu quản lý của Hiệu trưởng - người chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất cho vấn đề này.
1.5.2. Các yếu tố chủ quana. Năng lực của hiệu trưởng a. Năng lực của hiệu trưởng
Hiệu trưởng đã đề ra được kế hoạch chung, kế hoạch quản lý giảng dạy. Với thực tế nhà trường, có những quyết định đúng kịp thời và khoa học, đồng thời xác định đúng, trọng tâm công tác là quản lý dạy học và tham gia giảng dạy.
Hiệu trưởng đã chỉ đạo phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên, dự giờ thống nhất nội dung bài giảng có ý kiến đóng góp, xây dựng chỉ đạo các giáo viên tổ chức tốt thi cử, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ giáo viên giảng dạy, phát huy được tay nghề của mỗi giáo viên.
Việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho một bộ phận giáo viên đã giảng dạy nhiều năm nhưng trình độ chuyên môn vẫn còn yếu, chưa chú trọng đúng mức. Đặc biệt chú trọng đến phương pháp giảng dạy cho giáo viên chưa đạt hiệu quả cao.