Những mặt mạnh và hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 77 - 78)

5. Quản lý phù hợp, kịp thời 6 Quản lý hoạt động TCM có va

2.7.1 Những mặt mạnh và hạn chế

2.7.1.1 Mặt mạnh

Lãnh đạo ngành GD & ĐT Quảng Ngãi luôn quan tâm chỉ đạo công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ HT các trường THPT.

Hiệu trưởng các trường đều được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đội ngũ TTCM có trình độ chuẩn, trên chuẩn được bổ nhiệm từ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên dạy giỏi các cấp, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trong công tác, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.

Trong quá trình quản lý và chỉ đạo TCM, việc xây dựng kế hoạch quản lý của HT và kế hoạch hoạt động tổ luôn bám sát mục tiêu về GD&ĐT của Đảng, Nhà nước, ngành và của địa phương. Việc xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo hoạt động TCM đã trở thành nề nếp hàng năm của HT.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được trang bị tương đối đầy đủ và được các trường khai thác hiệu quả cho các hoạt động chuyên môn.

Việc đổi mới phương pháp dạy học được chỉ đạo và thực hiện đồng bộ với việc đổi mới chương trình, nội dung, thiết bị dạy học. Đa số GV có trình độ tin học vững vàng và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý và đổi mới

phương pháp giảng dạy.

Đội ngũ GV đến năm 2018 đã được trẻ hóa, đạt chuẩn và trên chuẩn, có ý thức học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Về cơ bản các trường đã phát huy được tính tự giác, trách nhiệm của tổ trưởng và GV trong TCM nên chất lượng hồ sơ, giáo án được nâng lên, việc đánh giá xếp loại HS đảm bảo tính chính xác và khách quan.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 77 - 78)