KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO HUYỆN MỘ ĐỨC

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 46)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO HUYỆN MỘ ĐỨC

TẠO HUYỆN MỘ ĐỨC

Trong những năm qua, Giáo dục và Đào tạo huyện Mộ Đức đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Số lượng HS ở các bậc học phát triển đảm bảo theo kế hoạch, giữ vững được thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục văn hóa và giáo dục toàn diện ngày càng tiến bộ, tỷ lệ HS tốt nghiệp các cấp hàng năm đều đạt trên 97%, số HS đạt giải cấp tỉnh ngày càng tăng. Về đội ngũ cán bộ quản lý và GV không những được tăng cường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng GV đạt chuẩn và trên chuẩn ở từng ngành học có tỷ lệ khá cao. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếp tục được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, quy mô mạng lưới trường lớp được

phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của HS và mọi tầng lớp nhân dân.

Để đánh giá công tác Giáo dục – Đào tạo, văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mộ Đức nhiệm kỳ 2015-2020 đã khẳng định:

“ Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng về chuyên môn, đạo đức sư phạm“.

Quan tâm phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở các xã ven biển bãi ngang, Thực hiện tốt Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng dạy và học; duy trì mục tiêu phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cấp học, bậc học. Hoàn thành kiên cố hóa trường lớp và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và thực hiện phổ cập trung học 100%; trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90%. Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các loại hình trường ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các trường đều tổ chức dạy 2 buổi/ngày.

Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng; tích cực áp dụng và phát triển nhiều chương trình, dự án, mô hình giáo dục mới, làm cơ sở triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học như: sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn và học trực tuyến trên trang mạng “Trường học kết nối”... Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng thực chất và coi đây là khâu đột phá

trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục phát triển, đảm bảo phát triển quy mô, được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các trường học.

Công tác đổi mới quản lý có nhiều chuyển biến tích cực; nề nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tục duy trì và giữ vững. Các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành tiếp tục được nhân rộng và đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, học sinh; tích cực đầu tư cải thiện cơ sở vật chất trường, lớp và các điều kiện phục vụ dạy và học cho các trường và chăm lo tổ chức đời sống cho học sinh bán trú.

Thực hiện tốt các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; trung tâm học tập cộng đồng và các hoạt động xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, đầu tư.

Kết quả các cuộc thi học sinh giỏi, năm học 2017-2018 với số lượng đều tăng so với năm học trước, cụ thể: Thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện có 358 học sinh đạt giải; Thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện có 338 học sinh đạt giải, cấp tỉnh có 123 học sinh đạt giải (tỷ lệ 76,9% là huyện có tỷ lệ học sinh đạt giải cao nhất tỉnh); thi Máy tính cầm tay cấp huyện có 120 học sinh đạt giải; thi Khoa học kỹ thuật cấp huyện có 24 dự án đạt giải, cấp tỉnh có 3 dự án đạt giải.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w