THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngã
Quảng Ngãi
Trong những năm gần đây, thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ và nhân dân huyện Mộ Đức đã mở ra nhiều hướng đi để phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà. Chuyển hướng kinh tế kết hợp nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Từ năm 2015 đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện là 18,94% ( tính theo giá cố định năm 1994), vượt chỉ tiêu so với ( QH: 18,5%); trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 3,01%; công nghiệp xây dựng là 22,76%; thương mại và dịch vụ là 24,06%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp từ 35% giảm còn 24,27% ( QH 32%); công nghiệp – xây dựng từ 31,6% tăng lên 36,54% ( QH: 33%); thương mại và dịch vụ từ 33,9% tăng lên 39,19% ( QH: 35%).
Mộ Đức có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, có bờ biển dài 32 km nằm ở năm xã bãi ngang như Đức lợi, Đức Thắng, Đức Chánh, Đức Minh, Đức Phong đây là năm xã có tiềm năng lớn để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Mộ Đức là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Ngãi. Nghề nông từ xưa đến nay vẫn là ngành sản xuất chính, một nguồn sống quan trọng của nhân dân trong huyện, trong khi tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao và góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tiến bộ.
Theo số liệu nêu trên, kinh tế - xã hội Mộ Đức ngày càng phát triển bền vững, trong thời gian tới, cần phát huy cao độ nội lực, tập trung khai thác các
lợi thế, các tiềm năng thế mạnh của huyện để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng cơ cấu kinh tế Dịch vụ - TTCN – nông nghiệp. Tranh thủ sự chỉ đạo, đầu tư của Trung ương, của tỉnh và các sở ban ngành để đầu tư xây dựng, có cơ chế thông thoáng và chính sách phù hợp để huy động các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề nhằm góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học, tập trung phát triển đào tạo nghề cho xã hội. Phát triển sự nghiệp y tế, thể dục thể thao, văn hóa thông tin và du lịch, giảm tỷ lệ thiếu việc làm, giảm nhanh hộ nghèo, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, giải quyết có hiệu quả và cơ bản những vấn đề xã hội.