- Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình dạy học của ngành.
3.2.2 Nhóm biện pháp quản lý việc thực hiện nhiệm vụ tổ chuyên môn
a) Mục đích
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên. Đưa hoạt động TCM vào nề nếp kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhận thức đầy đủ và nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy của bộ môn là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trường và đội ngũ thầy cô giáo.
- Nâng cao ý thức của đội ngũ giáo viên về thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình và nội dung dạy học. Ngăn chặn tình trạng vi phạm quy chế chuyên môn, cắt xén chương trình, nội dung dạy học hoặc dạy học tùy tiện không theo phân phối chương trình.
- Quản lý nề nếp sinh hoạt TCM: Duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn một cách thường xuyên theo lịch; tạo cho giáo viên trong TCM tác phong làm việc khoa học, có ý thức, thói quen, thực hiện kế hoạch ,chuyên môn của tổ, bàn việc thực hiện kế hoạch trong thời gian tiếp theo. Quản lý nội dung sinh hoạt chuyên môn.
Nâng cao ý thức giáo viên về việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
b) Nội dung:
* Biện pháp 1: Kế hoạch hóa việc tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn.
Trong thực tiễn thì tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực. Đây là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên và phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện mục tiêu dạy học. Do vậy mọi hoạt động của các giáo viên để đạt kết quả tốt thì các tổ chuyên môn
phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học. Các giáo viên phải bàn bạc thống nhất các hoạt động chuyên môn, mang tính chuyên môn hóa, đặc thù của từng bộ môn.
Tổ chức cho giáo viên trong tổ học tập nắm vững nội dung, nhiệm vụ năm học, nắm vững các mục tiêu chuyên môn, chương trình, sách giáo khoa, các quy chế về chuyên môn.
Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc thống nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện được mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ, nhóm chuyên môn.
Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc thống nhất chương trình giảng dạy, thống nhất mục đích yêu cầu của từng chương bài cụ thể theo khối lớp, thống nhất được hoạt động chuyên môn ngoại khóa, kiểm tra đánh giá học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, thống nhất chương trình ôn tập nâng cao kiến thức cho học sinh.
Thống nhất mục đích yêu cầu của từng tiết giảng trong chương trình và nội dung hình thức bài soạn của tổ.
Hiệu trưởng phải thống nhất được với tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể, sinh hoạt tổ chuyên môn theo tuần, tháng (theo điều lệ trường phổ thông).
Kế hoạch của tổ chuyên môn phải thống nhất đan xen với kế hoạch hoạt động của các tổ chức, chức năng trong nhà trường để trách tình trạng chồng chéo lên nhau.
Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo TTCM: Thu thập và xử lý thông tin chính xác khoa học của nhà trường và các văn bản chỉ đạo khác của ngành liên quan đến công tác chuyên môn; Lập kế hoạch hoạt động bao gồm xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung công việc, phương pháp thực hiện; Xác lập kế hoạch chi tiết hàng tháng, hàng tuần cho hoạt động tổ.
Vào đầu năm học, các tổ triển khai nội dung bồi dưỡng trong hè, bồi dưỡng thường xuyên về những kiến thức mới được cập nhật và quy chế chuyên môn của năm học do Bộ, Sở GD&ĐT ban hành. Từ đó tổ trưởng cùng với các thành viên trong tổ bàn bạc đi đến thống nhất xây dựng một kế hoạch chỉ đạo, đồng thời giám sát được các khâu, soạn giảng, chấm, chữa bài. Đánh giá của giáo viên đối với học sinh một cách thường xuyên, có chất lượng, đúng và phù hợp với chương trình. Từ đó nắm bắt được chất lượng học tập của học sinh có biện pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người học đó là:
- Thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, đối tượng học sinh,điều kiện trường lớp cụ thể, có như vậy thì mới nâng cao được chất lượng dạy học.
- Thống nhất thực hiện và sử dụng đồ dùng dạy học, tiếp thu và ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào nhà trường.
- Tổ chức sinh hoạt cùng nhau chia sẽ với đồng nghiệp các kiến thức kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trau dồi kiến thức sư phạm sao cho tổ chuyên môn là nơi giáo viên có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, chia sẽ với đồng nghiệp, với tập thể.
- Chỉ đạo cho tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng phải phân công cụ thể để TCM có vai trò chủ động trong kế hoạch.
- Hiệu trưởng đảm bảo các điều kiện về tài chính, CSVC và cơ chế phối hợp để TCM hoạt động tốt.
- Hiệu trưởng phải tăng cường công tác kiểm tra – đánh giá, giám sát để điều chỉnh, đôn đốc, nhắc nhở
Để kế hoạch hóa được thực hiện thì mọi công việc từ đầu năm đưa ra phải được bàn bạc cụ thể, dân chủ. Các nội dung đưa ra kế hoạch phải chi tiết cụ thể. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu có gì chưa phù hợp phải rút kinh nghiệm, bàn bạc thống nhất để đưa ra biện pháp giải quyết
phù hợp với tình hình thực tế.
* Biện pháp 2: Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình và nội dung giảng dạy của giáo viên.
Trong trường THPT, một yêu cầu bắt buộc đối với GV là phải thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn để thực hiện nề nếp, kỷ cương trong dạy học. Để quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, HT cần phải đảm bảo các nội dung công việc sau:
- Triển khai, quán triệt đầy đủ các văn bản quy định về quy chế chuyên môn do Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT ban hành. Đặc biệt là các văn bản như: Nhiệm vụ năm học; kế hoạch giáo dục, dạy học 37 tuần; quy định về đánh giá, xếp loại HS…
- Trên cơ sở các văn bản quy định về quy chế chuyên môn do Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT ban hành nhà trường cần đề ra một số quy định cụ thể, thống nhất về một số nội dung như: Kế hoạch giảng dạy; soạn bài, báo giảng, lên lớp, dự giờ, kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS, vào điểm, ghi học bạ… để tất cả GV thực hiện.
Một trong những nhiệm vụ chính trị của trường THPT là tổ chức giảng dạy, học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung chương trình dạy học từng môn do Bộ GD-ĐT ban hành, là căn cứ pháp lý để cơ quan QLGD các cấp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học của nhà trường, đồng thời là cơ sở pháp lý để HT quản lý đội ngũ GV thực hiện yêu cầu đề ra nhằm thực hiện mục tiêu cấp học.
Để quản lý chương trình và nội dung dạy học của GV, HT cần chỉ đạo TCM phải thực hiện tốt các nội dung sau:
- Quản lý các loại hồ sơ chuyên môn của GV trong tổ: Kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ báo giảng, sổ đầu bài, sổ điểm…
chuyên môn của GV, có nhận xét, đánh giá cụ thể và báo cáo kết quả cho HT. - Tổ chức tốt việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, thao giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn trong việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy.
- Có kế hoạch dự giờ của các giáo viên trong tổ để kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình, trao đổi, góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy.
Ngoài ra HT cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó HT phụ trách chuyên môn để kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học của GV
* Biện pháp 3: Quản lý việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng
Để việc sinh hoạt TCM đi vào nề nếp, đảm bảo chất lượng và thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, HT chỉ đạo thực hiện các nội dung:
- Sắp xếp lịch làm việc hàng tuần sao cho khoa học và phù hợp để đảm bảo cho TCM sinh hoạt 2 tuần một lần theo đúng quy định Điều lệ trường trung học.
- Chỉ đạo TTCM cần tổ chức và điều hành tốt các buổi sinh hoạt TCM. Muốn vậy TTCM cần chuẩn bị kỹ các các nội dung sinh hoạt tổ, nhất là đối với những buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề về chuyên môn và thống nhất phương pháp điều hành sinh hoạt. Trong sinh hoạt, TTCM phải mạnh dạn đánh giá các kết quả đạt được và chỉ rõ những tồn tại để có hướng khắc phục, xây dựng tổ vững mạnh.
-Cung cấp đầy đủ và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản về công tác thi đua khen thưởng; đánh giá phân loại giáo viên hàng năm trong đó đặc biệt nhấn mạnh tiêu chuẩn và nội dung, quy trình đánh giá, phân loại, đề xuất khen
thưởng, kỷ luật đối với GV.
- HT phải kiểm tra, theo dõi việc sinh hoạt theo định kỳ của TCM.
Để thực hiện được nhóm biện pháp này, HT phải nắm vững nhiệm vụ của TCM được quy định ở Điều lệ trường trung học ( 2011)
* Biện pháp 4: Quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên
Bồi dưỡng đội ngũ GV về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu thường xuyên, liên tục đối với nghề dạy học. Nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng dạy học của nhà trường và đối với bản thân GV.
Những nội dung cần thiết để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV: - Các vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông: Mục tiêu giáo dục phổ thông; phạm vi, cấu trúc và yêu cầu đối với nội dung giáo dục; chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục THPT; phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục.
- Mục tiêu, kế hoạch và nội dung dạy học từng lớp đối với các môn học mà tổ phụ trách
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học; bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả môn học kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
- Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học tự chọn.
- Tập huấn việc sử dụng các thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, bảo đảm yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực, hiệu quả.
Để có hiệu quả lâu dài, HT cần quan tâm xây dựng môi trường văn hóa học hỏi, môi trường học tập trong GV, nhằm kích thích động viên GV thực hiện việc tự học.