KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 111 - 114)

. Sắp xếp lịch làm việc hàng tuần cho khoa học, phù hợp để đảm bảo việc

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.KẾT LUẬN:1.1 Về lý luận 1.1 Về lý luận

Trên cơ sở kế thừa, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về lý luận khoa học quản lý, luận văn đã hệ thống hóa làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý, QLGD, quản lý nhà trường; vị trí, vai trò của TCM; nhiệm vụ và quyền hạn của HT, tổ trưởng đối với hoạt động TCM ở trường THPT; nhiệm vụ của TCM; nhiệm vụ của TTCM; hoạt động của TCM. Những khái niệm này đã được đề cập đến với những mức độ đậm nhạt khác nhau trong các văn bản pháp quy do Nhà nước ban hành trong các công trình nghiên cứu về Giáo dục học, về quản lý giáo dục, các luận văn khoa học Giáo dục, song từ yêu cầu của công trình, tôi đã tổng hợp và hệ thống hóa, lý giải một cách khá cụ thể, tạo dựng cơ sở lý thuyết để đi vào khảo sát đối tượng nghiên cứu được đặt ra trong phạm vi đề tài. Trong luận văn, tôi đã phân tích được sự cần thiết của quản lý hoạt động tổ chuyên môn và làm rõ các nội dung quản lý hoạt động TCM của HT trường THPT. Đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động TCM của HT của các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài cũng rút ra một số kết luận khái quát như sau: - Hoạt động TCM đóng vai trò hết sức quan trọng, chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động TCM. Để quản lý tốt hoạt động TCM cần thực hiện đồng bộ các khâu của quá trình quản lý, từ việc chỉ đạo lập kế hoạch TCM, sao cho hoạt động TCM hiệu quả cao nhất.

- Hiệu quả hoạt động TCM phụ thuộc vào trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng, năng lực đội ngũ giáo viên, năng lực quản lý TTCM, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường. Các yếu tố trên được đảm bảo là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM.

chung, các nội dung cơ bản trong quản lý chuyên môn, cần đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tế các trường THPT, đây là cơ sở để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt đông TCM.

- Trong luận văn đã góp phần vận dụng lý luận khoa học QLGD vào thực tiễn,

giúp HT các trường THPT quản lý tốt hoạt động TCM nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục.

1.2 Về thực tiễn

Qua khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM của HT các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đã khái quát về tình hình giáo dục nói chung và tình hình giáo dục THPT nói riêng của huyện Mộ Đức. Luận văn cũng cho thấy, HT các trưởng THPT đã có những nhận thức đúng về vai trò của mình trong việc quản lý hoạt động TCM và thực tế công tác quản lý đã đi vào nề nếp, đã được những thành công nhất định.

Luận văn cũng nêu ra được những thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động

TCM của HT các trường THPT huyện Mộ Đức, đó là:

- Các HT và TTCM được đào tạo bài bản về nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác.

- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM đã đi vào nề nếp.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong các nhà trường tương đối đầy đủ, đảm bảo phục vụ cho hoạt động TCM.

- Có sự chuyển biến rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. - Hiệu trưởng một số trường chỉ sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, mệnh lệnh nên khó phát huy tính sáng tạo, chủ động của các tổ chuyên môn.

- Vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV chưa thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

- Nội dung sinh hoạt một số TCM còn mang tính hình thức và nghèo nàn về nội dung.

Trên cơ sở lý luận, kết quả khảo sát và phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đã đề xuất 6 nhóm biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục ở các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, đó là:

Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng đối với hoạt động TCM trong trường THPT.

Nhóm biện pháp 2: Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ TCM.

Nhóm biện pháp 3: Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy và giáo dục. Nhóm biện pháp 4: Biện pháp kiểm tra, đánh giá các hoạt động TCM. Nhóm biện pháp 5: Quản lý phương pháp dạy học của TCM.

Nhóm biện pháp 6: Biện pháp hỗ trợ các điều kiện để TCM thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm biện pháp tôi đề xuất có tính toàn diện, giải pháp chặt chẻ và

đồng bộ, đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối. Các ý của các nhà quản lý, các TTCM đã đánh giá cao mức độ cấp thiết cũng như tính khả thi của 6 nhóm biện pháp nói trên.

Các nhóm biện pháp có khả năng phát huy tác dụng trong từng nội dung, từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể của công tác quản lý. Vì vậy, tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, nếu vận dụng khéo léo, linh hoạt, sáng tạo và tiến hành đồng thời bộ các biện pháp đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của HT đối với hoạt động TCM ở trường THPT huyện Mộ Đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 111 - 114)