Nhóm biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy và giáo dục a Mục đích:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 100)

- Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình dạy học của ngành.

3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy và giáo dục a Mục đích:

a. Mục đích:

- Nâng cao nhận thức thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV trong nhà trường. Ngăn chặn hiện tượng cắt xén chương trình, hoặc giảng dạy tùy tiện không theo phân phối chương trình.

- Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc soạn bài chuẩn bị lên lớp cho đội ngũ GV.

- Nâng cao nhận thức cho GV về việc sử dụng thiết bị dạy học; Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên trên lớp của GV, tạo thành một thói quen và nề nếp trong giảng dạy.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để HT có biện pháp quản lý tốt hơn quá trình giảng dạy của GV.

b. Nộ dung:

* Biện pháp 1: Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và giáo dục

Chương trình là văn bản quy phạm pháp luật về nội dung, phương pháp, hình thức, thời lượng kiến thức của từng môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục môn học của từng cấp học, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh. Việc thực hiện tốt chương trình là thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch giảng dạy và giáo dục của nhà trường đề ra.

Hiệu trưởng cần chỉ đao TCM làm tốt các yêu cầu sau đây:

- Tất cả GV trong TCM phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và giáo dục đã được phân công theo đúng chương trình hiện hành sau khi đã được nghiên cứu, tập huấn chương trình, sách giáo khoa của từng khối lớp. Không tự ý cắt

xén chương trình.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, trong đó có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình của GV, kiểm tra hồ sơ của GV và HS ( giáo án, lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài, kế hoạch cá nhân, kế hoạch giáo dục 37 tuần, kế hoạch chủ nhiệm…) để nắm bắt và điều chỉnh kịp thời việc thực hiện chương trình giảng dạy và giáo dục của từng GV theo từng thời điểm.

- Lập bảng theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, báo cáo HT ( thông qua Phó HT chuyên môn) để HT chỉ đạo việc dạy bù cho kịp chương trình những bộ môn bị chậm do những yếu tố khách quan ( nghỉ học do thời tiết, do yêu cầu công việc đột xuất của trường, của ngành…)

* Biện pháp 2: Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

HT cần làm tốt những việc sau đây khi quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV:

- Làm cho mỗi GV trong TCM thấy rõ tầm quan trọng của việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp.

- Chỉ đạo việc sắp xếp thời khóa biểu cho GV một cách khoa học, hợp lý nhất giúp họ có thời gian soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp tốt nhất.

- GV phải có giáo án và chuẩn bị các phương tiện dạy học ( nếu có ) trước khi lên lớp.

- Sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học để giúp giáo viên chuẩn bị bài lên lớp chu đáo theo yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học.

- Sắp xếp chế độ hội họp hợp lý theo hướng tiết kiệm thời gian để tăng thêm thời gian cho GV nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp.

* Biện pháp 3: Quản lý sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên

và là sự cụ thể hóa nội dung dạy học. Vì vậy, HT cần quán triệt cho GV nâng cao nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy học, nhằm giúp GV ý thức được sự cần thiết sử dụng thường xuyên và phát huy hiệu quả các thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp. Để nâng cao nhận thức cho giáo viên cần thực hiện các công việc sau:

- Có quy định bắt buộc, vừa khích lệ GV phải sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp.

- Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có kết quả nhờ thiết bị dạy học mang lại.

- Quản lý việc mượn trả các thiết bị dạy học, đối chiếu qua phân phối chương trình các giờ dạy, bài dạy tương ứng với các thiết bị dạy học hiện có.

- Thường xuyên kiểm tra và bổ sung các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chuẩn tối thiểu Bộ Giáo dục, thuận lợi khâu mượn, trả để khuyến khích GV tham gia sử dụng. Cũng như phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy.

* Biện pháp 4: Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Thông qua việc kiểm tra kiến thức, đánh giá cho điểm theo thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, HT đánh giá được kết quả giảng dạy của GV, kết quả học tập và rèn luyện của HS, công tác quản lý hoạt động dạy và học của TTCM đối với bộ môn do tổ phụ trách, đồng thời kịp thời phát hiện, uốn nắn, sửa chữa những hạn chế, tiêu cực trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Để quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, HT cần chỉ đạo sâu sát các nội dung sau đây:

- Chỉ đạo cho Phó HT phụ trách chuyên môn thực hiện các công việc sau: Tổ chức cho GV học tập kỹ quy chế kiểm tra, đánh giá kết HS; yêu cầu GV

thực hiện nghiêm túc chế độ cho điểm tối thiểu đối với từng môn học, tiến độ kiểm tra ghi điểm vào sổ điểm, mức độ nội dung kiến thức yêu cầu cần đạt của chương trình. Tổ chức ra đề kiểm tra; tiến hành kiểm tra; chấm chữa bài kiểm tra của HS phải đảm bảo tính công bằng, trung thực, khách quan, chính xác, có nhận xét sự tiến bộ của HS.

- Chỉ đạo cho TTCM làm tốt công việc sau: Tổ chức thảo luận trong tổ về bảng mô tả, ma trận của nội dung kiến thức ra đề kiểm tra đối với bộ môn phụ trách; mức độ kiến thức; thường xuyên nhắc nhở GV trong tổ về việc thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

- Chỉ đạo GV làm tốt công việc sau: Nắm vững mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và ra đề kiểm tra cuối mỗi học kỳ; chấm chữa bài, nhận xét, ghi điểm cho HS phải đảm bảo tính công bằng, công khai, khách quan, chính xác và có hướng phấn đấu cho HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 100)