Đánh giá kết quả học tập của học sinh là yêu cầu cần thiết trong quản lý của Hiệu trưởng. Điểm số của học sinh phải được cập nhật, các bài kiểm tra
15 phút, một tiết trở lên phải được trả cho học sinh đúng thời hạn quy định của ngành giáo dục. Giáo viên chấm kỹ, có nhận xét, phát hiện những lỗi của học sinh thường hay mắc phải, chữa tại lớp để học sinh cùng rút kinh nghiệm. Căn cứ vào số điểm, dự giờ thăm lớp, sổ đầu bài, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, tổ trưởng phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh thường xuyên trong tháng. Nội dung cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu là:
- Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sự chuyên cần và kỷ luật của học sinh.
- Chất lượng học tập của học sinh trong các môn học, các yêu cầu, các kỹ năng đạt được của học sinh qua các môn học.
Những kết luận sau khi đã phân tích sẽ giúp Hiệu trưởng những thông tin phản hồi để Hiệu trưởng thấy rõ thêm hoạt động dạy học, trên cơ sở đó có những quyết định quản lý kịp thời, chính xác.
Tóm lại : Quản lý việc học tập của học trò là yêu cầu không thể thiếu được và rất quan trọng trong quá trình quản lý dạy và học. Nếu quản lý tốt đối tượng này thì sẽ tạo được cho học sinh ý thức tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện, các em có thái độ, động cơ học tập đứng đắn, từ đó góp phần và quyết định hiệu quả cảu các hoạt động dạy và học nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung.
1.4.4. Quản lý hoạt động của giáo viêna. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp a. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp
Việc soạn bài và chuẩn bị bài chu đáo, cẩn thận, dự đoán được những tình huống xảy ra trong từng tiết học để có những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng của học sinh là công việc hết sức quan trọng, đem lại thành công cho tiết học nó đòi hỏi người giáo viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao ý thức về đổi mới phương pháp dạy học, luôn tự bồi dưỡng chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp
Do đó, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo tốt công việc chuẩn bị bài và các thiết bị dạy học cần thiết, muốn vậy, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần tập trung vào một số công việc sau:
- Yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, trao đổi bàn bạc để đi đến thống nhất mục đích, yêu cầu nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức trong từng tiết học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Cũng cố tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ, đột xuất việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Yêu cầu tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tự kiểm tra thường xuyên, tránh hiện tượng đối phó, hình thức.
- Thông qua việc dự giờ, để đánh giá việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên
- Tổ nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn để cải tiến việc soạn bài theo hướng đổi mới phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh.