Về chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 56)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

2.4.2 Về chất lượng

Phẩm chất chính trị, đạo đức: Kết quả tổng hợp khảo sát ở phụ lục 12, tôi nhận thấy: có 88,3% – 100% ý kiến của GV, CBQL cho rằng các tiêu chí 1,2,3,4,6,7 là rất cần thiết đối với người TTCM. Yêu cầu hàng đầu của người TTCM là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng ( tiêu chí 1); có đạo đức, lối sống lành mạnh ( tiêu chí 2 ); có ý thức tổ chức kỷ luật cao ( tiêu chí 3 ); có tinh thần trách nhiệm trong công tác ( tiêu chí 4 ); trung thực trong công tác, công bằng, khách quan, dân chủ trong đánh giá ( tiêu chí 6 ); có tinh thần đoàn kết, quan hệ tốt với mọi người, được mọi người tín nhiêm ( tiêu chí 7)

Tỷ lệ CBQL, GV đánh giá rất cần thiết đối với TTCM: phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí là 63,6% - 91,6% ( tiêu chí 5 ); Năng động, sáng tạo, dám nghỉ, dám làm ( tiêu chí 8 ) là 54,5% - 66.6%; có tinh thần hợp tác ( tiêu chí 9 ) là 53,2% - 66,6%; có sức khỏe, tự tin, lạc quan là 81,8% – 91,6 % ( tiêu chí 10 ).

Khi làm việc với các trường THPT , tôi gặp gỡ trực tiếp một số HT và GV, qua trao đổi, họ cho rằng có một số TTCM chưa thực sự gương mẫu trong lối sống, tinh thần trách nhiệm chưa cao trong công tác, khi làm việc còn trông chờ vào sự chỉ đạo của HT, phó HT nhà trường. Đây là một hạn chế của một số TTCM ở một số trường THPT.

Bảng 2.7 Thống kê trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học

Số TTCM,

TPCM lượng

TTCMTPCM TPCM

là trình độ trên chuẩn đối với cấp THPT; trình độ ngoại A trở lên chiếm 83,3%; chứng chỉ tin học A trở lên chiếm tỉ lệ 83,3%. Về năng lực thực sự khi trao đổi với tôi, một số HT cho rằng khả năng ngoại ngữ và tin học của một số TTCM còn rất hạn chế. Đây chính là một thử thách đòi hỏi đội ngũ TTCM các trường THPT cần phải phấn đấu tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhằm góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Về năng lực cá nhân: Từ kết quả thu được ở phụ lục 13 cho thấy: có 93,5% - 100% ý kiến của CBQL, GV cho rằng là rất cần thiết đối với TTCM ở các tiêu chí 1,2,8 ( Trình độ chuyên môn vững vàng; năng lực giảng dạy; năng lực tập hợp và xây dựng tập thể đoàn kết ); có 70,1% - 91,6% đối với các tiêu chí 4,6,9 ( nhạy bén và tích cực đổi mới trong dạy học và giáo dục; năng lực tham mưu, tổ chức; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và QLGD ); có từ 74% - 91,6% ý kiến của CBQL, GV cho là rất cân đối với TTCM về năng lực tự học, tự rèn luyện để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Có 64,9% - 75% ý kiến CBQL, GV đánh giá là rất cần thiết các tiêu chí 5, 7 ( năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; năng lực giao tiếp ). Ngoài ra có 2,6% - 8,4 % ý kiến CBQL, GV cho rằng các tiêu chí 5,6,7 là không cần thiết.

Qua trao đổi với một số HT, phó HT, TTCM, TPCM thì họ cho rằng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đã có HT trực tiếp hướng dẫn, còn năng lực giao tiếp thì chỉ cần đối với HT nhà trường. Tuy tỷ lệ không cao, nhưng việc nhận thức về các nội dung này là chưa tốt đối với một số cán bộ QLGD.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w