Những vấn đề đặt ra cần phải khắc phục trong quản lý, phát triển nguồn nhân lực ở Công ty than Mạo Khê thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty than Mạo Khê giai đoạn 2007-2015 (Trang 66 - 69)

- Xét theo lĩnh vực

2.3.5.Những vấn đề đặt ra cần phải khắc phục trong quản lý, phát triển nguồn nhân lực ở Công ty than Mạo Khê thời gian tớ

triển nguồn nhân lực ở Công ty than Mạo Khê thời gian tới

Qua phân tích, đánh giá các vấn đề nêu trên cho thấy trong thời gian tới Công ty than Mạo Khê cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Về mặt nhận thức, doanh nghiệp đã có chuyển biến về vai trò, vị trí và các đặc điểm của nguồn nhân lực, đã có những chuyển biến trong ban hành

chính sách theo các nhận thức đó. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa lường hết những khó khăn của vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Vì vậy, trong xây dựng kế hoạch nhân lực mới chỉ xác định việc hoàn thành kế hoạch nhân lực trong thời gian ngắn (thường là một năm), chưa có quy hoạch và tầm nhìn chiến lược về nguồn nhân lực.

Từ nhiều năm nay, vấn đề xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của công ty chưa được đề cập đến mà mới chỉ tập trung ở việc xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội của năm kế hoạch, kế hoạch lao động tiền lương quý, tháng .

Đó là một hạn chế lớn công ty cần phải khắc phục.

- Trong điều kiện sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, cơ chế điều hành quản lý có nhiều biến đổi theo mô hình của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực thấp, quỹ đào tạo còn hạn chế, quỹ thời gian dành cho đào tạo không lớn...

Tuy nhiên, với những chính sách thu hút đầu tư, thu hút và đào tạo nhân lực mà công ty đã và đang thực thi, thể hiện sự cố gắng lớn của công ty trong vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. So với yêu cầu thì sự đầu tư đó là chưa tương xứng, nguồn kinh phí dành cho công tác đào tào và bồi dưỡng còn hạn chế (800 triệu đồng/năm 2006). Trong đầu tư, công ty chưa có sự khác biệt giữa các ngành nghề trong điều kiện khác nhau tại công ty.

- Các chính sách tập trung nhiều đến thu hút, hỗ trợ đào tạo mà các nội dung triển khai của các chính sách còn xem nhẹ, nhiều giải pháp chưa phù hợp với các điều kiện cụ thể, nhất là đặc điểm về tâm lý của người lao động.

- Các chính sách liên quan đến các hoạt động quản lý, sử dụng cán bộ còn chưa chặt chẽ, đặc biệt việc triển khai giám sát còn buông lỏng.

- Chỉ có các chính sách chung về nhân lực mà chưa có các chính sách cụ thể cho từng ngành, nghề. Chất lượng lao động của công ty mới chỉ được tác động một cách gián tiếp thông qua việc triển khai, thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế điều hành của Tập đoàn TKV gắn với tình hình cụ thể tại doanh nghiệp.

- Các chính sách thu hút nhân lực chưa đủ sức hấp dẫn người tài, những người có trình độ cao. Các chính sách mới chỉ đề cập đến vấn đề khuyến khích người tài bằng việc ưu tiên trong tuyển dụng đầu vào mà thôi. Mà chưa quan tâm nhiều đến yếu tố vật chất, tinh thần, quan niệm giá trị của người lao động, điều kiện công tác phát huy được trí lực và tâm lực.

- Thực chất của chính sách ưu tiên khi tuyển dụng nhân lực là nhằm thu hút, sử dụng đội ngũ kỹ sư khai thác, cơ điện, công nhân kỹ thuật.

- Các chính sách nhân lực không phát huy cao hiệu quả, chưa đúng mục đích…vì một phần do những người hoạch định chiến lược phát triển KT-XH chưa tuân thủ các quy trình hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực .

Trước hết, những người làm chiến lược đã xây dựng các chiến lược trên cơ sở những quy định pháp luật của Nhà nước, cơ chế của Tập đoàn có liên quan mà không dựa trên mục tiêu, yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của công ty đối với nguồn nhân lực.

- Công ty than Mạo Khê hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện mỏ hầm lò, có khí nổ thuộc loại siêu hạng, chất lượng than xấu, năng suất lao động và thu nhập bình quân vào loại thấp trong Tập đoàn TKV, đầu tư nước ngoài hầu như chưa có, tất cả các yếu tố phát triển đều ở dạng tiềm năng đang trong quá trình xây dựng, địa tầng khai thác và tài nguyên khoáng sản không thuận lợi so với các công ty khác, năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp khai thác than khác còn thấp. Đó là những khó khăn cần phải khắc phục.

- Các chính sách đào tạo còn một số điểm cần phải được hoàn thiện cho hợp lý hơn, đó là đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ, các cán bộ chuyên môn, các chính sách mới chỉ ở dạng hỗ trợ, khuyến khích cử đi đào tạo, việc lựa chọn chỉ dựa vào vị trí công việc mà không qua tuyển chọn, phân loại những đối tượng nào nên đào tạo lại hay đào tạo mới. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo mới ở dạng khuyến khích chứ chưa đưa vào dạng bắt buộc.

- Chính sách đào tạo bồi dưỡng mới chỉ đề cập đến đối tượng cán bộ quản lý, chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng công nhân kỹ thuật, đây là một lực lượng rất quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH của công ty.

- Chính sách sử dụng, đãi ngộ còn thiếu nhiều nội dung: Chính sách mới chỉ đề cập đến vấn đề đãi ngộ như thế nào đối với một số đối tượng mà chưa

đề cập đến vấn đề tuyển dụng, phân công công việc cũng như chế độ lao động và nghỉ ngơi của người lao động.

- Chưa có chiến lược phát triển nhân lực, nên việc hoạch định chính sách nhân lực không dựa trên cơ sở, căn cứ khoa học. Do vậy, đã làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội trong thực thi các chính sách nhân lực của công ty.

- Chưa có chính sách định hướng về công tác đào tạo nghề cho người lao động. Dẫn đến bất cập về cơ cấu trình độ đào tạo: Vừa thừa lại vừa thiếu thợ.

- Trình độ, năng lực của cán bộ nhân viên làm công tác nhân lực, xây dựng chiến lược kinh doanh còn nhiều hạn chế cả về trình độ và kinh nghiệm thực tế. Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh từ nhiều năm nay chưa được đê cập đến, chỉ mới tập trung ở việc xây dựng kế hoạch KT-XH của năm kế hoạch.

TÓM LẠI

Qua những phân tích trên đây, có thể tóm tắt và đánh giá thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê như sau

+ Những điểm mạnh cơ bản của doanh nghiệp:

- Trữ lượng tài nguyên than lớn (còn khoảng gần 100 triệu tấn, có thể khai thác trên 76 năm nữa);

- Công ty có truyền thống “kỷ luật và đồng tâm”, giàu kinh nghiệm và những bài học quý báu trên mặt trận sản xuất than 52 năm qua;

- Cơ sở vật chất đầu tư từ nhiều năm trước, giao thông vận tải thuận lợi; - Lực lượng lao động đông và đa ngành nghề;

- Điều kiện sinh hoạt thuận lợi (điện, nước, giá cả sinh hoạt…); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tự chủ, độc lập kinh doanh trong cơ chế điều hành của Tập đoàn TKV. + Những điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty than Mạo Khê giai đoạn 2007-2015 (Trang 66 - 69)