một cách độc lập, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm giải quyết các vấn đề quản lý do thực tiễn đặt ra. Vì vậy, cần đào tạo theo một cách thức riêng thích hợp.
Chẳng hạn:
+ Cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý qua bài giảng; + Thảo luận qua nhiều kiểu khác nhau;
+ Xây dựng, phân tích và xử lý các tình huống điển hình trong quản lý; + Sử dụng các phương pháp mô phỏng;
b- Đào tạo kỹ năng: Là nền tảng của phát triển nhân lực với hai mục đích là giúp người lao động có được kỹ năng phù hợp với công nghệ tiên tiến; đích là giúp người lao động có được kỹ năng phù hợp với công nghệ tiên tiến; giúp người lao động làm chủ được các kỹ năng cần thiết để phát triển trong công tác. Đào tạo kỹ năng có thể ở dạng chính thức hoặc không chính thức.
Đào tạo không chính thức thông qua hình thức đào tạo tại chỗ, là phương pháp thông dụng nhất, công ty nên áp dung vì các lý do:
+ Doanh nghiệp điều chỉnh được việc đào tạo nhân lực theo chiến lược kinh doanh, giảm khó khăn thiếu hụt kỹ năng ở các vị trí chính yếu;
+ Đảm bảo nâng cao kiến thức liên tục, hiệu quả nhưng ít tốn kém.
c- Đào tạo trực tuyến (hay đào tạo từ xa): Phương pháp này có tác động mạnh đối với chương trình đào tạo chính thức, với lý do: Chi phí thấp, ít chi mạnh đối với chương trình đào tạo chính thức, với lý do: Chi phí thấp, ít chi phí di chuyển và thời gian sản xuất, đáp ứng được bất kỳ mức độ nhu cầu nào. Song giải pháp tốt nhất vẫn là kết hợp hài hoà giữa đào tạo trực tuyến với đào tạo kỹ năng chính thức và không chính thức.
d- Phát triển nghề nghiệp: Là chiến lược nhằm mục đích giữ những người lao động có giá trị nhất và bù đắp vào những vị trí trống do về hưu, rời người lao động có giá trị nhất và bù đắp vào những vị trí trống do về hưu, rời bỏ công ty...
Điều đó, tạo ra điểm tựa vững chắc cho những người mà một ngày nào đó sẽ dẫn dắt công ty với vai trò là các chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý và điều hành cao cấp, đó còn là hình thức “tuyển dụng nội bộ”, tạo sức hấp dẫn hơn để thu hút các ứng viên tiềm năng có suy nghĩ nghiêm túc về việc xây dựng sự nghiệp của họ, tránh trạng thái “dậm chân tại chỗ”.
+ Phát triển nghề nghiệp tạo ra những “nấc thang nghề nghiệp”, là một chuỗi lôgíc các giai đoạn thăng tiến một người tài năng và tận tuỵ lên từng vị trí thử thách hơn và nhiều trách nhiệm hơn;