- Lao động bình quân: Qua số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, lao động bình quân ở giai đoạn 20072015 là không tăng Sở dĩ là vì, sản lượng than kha
b- Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của Công ty than Mạo Khê
3.3. Một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho chiến lược phát triển KT-XH của Công ty than Mạo Khê giai đoạn
cho chiến lược phát triển KT-XH của Công ty than Mạo Khê giai đoạn 2007-2015
Công ty than Mạo Khê có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tiềm năng về tài nguyên than khá dồi dào, có đội ngũ lao động đông đảo và giàu kinh nghiệm, nhiều cơ hội hợp tác quốc tế...các yếu tố đó mới chỉ giữ vai trò cần thiết quan trọng, không thể quyết định sự phát triển của công ty, nếu chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.
Chính người lao động quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bởi vì họ là những người nghiên cứu, thiết kế, sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao, đảm bảo kỹ thuật và an toàn lao động…
Do đó, chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong các chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Qua phân tích về thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ở trên, có thể khẳng định rằng: Công ty than Mạo Khê có lực lượng lao động đông đảo,
đa ngành nghề, có trình độ học vấn căn bản, có cơ sở để đào tạo nghề nghiệp, nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, sẵn sàng tham gia các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, kể cả tham gia xuất khẩu lao động.
Công nhân lao động của công ty có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, chấp hành nội quy và kỷ luật lao động. Đó là nguồn lực ban đầu cần thiết đảm bảo cho chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của công ty giai đoạn 2007-2015, Công ty than Mạo Khê còn phải tiếp tục thực hiện nhiều vấn đề như đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật công nghệ, mở rộng thị trường, tăng cường công tác quản trị chi phí, huy động vốn...
Để đảm bảo nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2015 của công ty, theo tôi cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực tương xứng, thì mới có thể thành công.
Sau đây, tôi xin được đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty than Mạo Khê, thông qua hệ thống biện pháp, chính sách nhằm thực hiện thành công các giải pháp đó.
3.3.1. Giải pháp 01
THU HÚT, TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO
Thực hiện giải pháp này cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp sau:
BIỆN PHÁP 01: Đổi mới, nâng cao tính hấp dẫn của chính sách thu hút nhân lực
Căn cứ (lý do) lựa chọn biện pháp
- Cống hiến và hưởng thụ là hai mặt thống nhất trong bản chất của con người. Động lực quan trọng nhất kích thích mọi người lao động là lợi ích của họ, là điều kiện để thực hiện lợi ích của cộng đồng và doanh nghiệp;
- Mục tiêu của Đảng, Nhà nước là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến lên hiện đại. Tạo tiền đề cho sự phát triển, nhằm mục đích phát triển con người, khả năng sáng tạo của cá nhân;
- Điều kiện vật chất nghèo nàn, thiếu thốn khó có thể sản sinh ra cá nhân năng động, tháo vát, thiếu đầu óc khoa học và tư duy năng động...;
- Chính sách tuyển dụng lao động của công ty chưa hấp dẫn, chính sách chỉ đề cập đến đối tượng tuyển dụng là CNKT, ưu tiên thân nhân của cán bộ lãnh đạo, chưa có chính sách chiêu hiền đãi sỹ, chưa đề cập đến việc thu hút những người có học hàm, học vị, bằng cấp chuyên môn cao, thợ bậc cao;
- Công ty cần có “chính sách thu hút nhân tài ” trong những năm tới; - Công ty phải có chính sách khuyến khích cho từng ứng viên mục tiêu, quan trọng hơn là đảm bảo nguồn nhân lực cho chiến lược kinh doanh.
Nội dung biện pháp:
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất về điều kiện sinh hoạt, chỗ ở, quy hoạch đất làm nhà công vụ để người lao động yên tâm khi về làm việc tại công ty.
- Có cơ chế khuyến khích vật chất hấp dẫn bằng cách trợ cấp lần đầu đối với những nhân lực chất lượng cao, với mức trợ cấp tương đương như tỉnh Quảng Ninh đang áp dụng, cụ thể là:
+ Những người là Tiến sĩ, nếu về công tác và làm việc cho công ty thì có thể trợ cấp lần đầu với mức tối đa là 30 triệu đồng/người.
+ Là thạc sĩ, bác sỹ, sinh viên tốt nghiệp đại học (chính quy) loại xuất sắc nếu về làm việc cho công ty với mức trợ cấp tối đa 20 triệu đồng/người.
+ Chính sách hỗ trợ học phí và ưu tiên tuyển dụng sinh viên học lực khá giỏi đang học đại học có đủ điều kiện và cam kết về làm việc cho công tác.
- Tuy nhiên, coi trọng lợi ích kinh tế, không có nghĩa là xem nhẹ lợi ích khác như chính trị tư tưởng, văn hoá, tinh thần…
- Khách quan, khoa học để đánh giá các loại nhu cầu và lợi ích từ đó khuyến khích phát triển nhu cầu, lợi ích chính đáng, ngăn chặn nhu cầu và lợi ích không chính đáng.
Như vậy, lợi ích cái cần thiết được nhận thức và thực hiện là giải pháp cơ bản cho việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty.
BIỆN PHÁP 02
Tạo điều kiện phát triển nhân cách văn hoá cá nhân
Căn cứ (lý do) lựa chọn biện pháp:
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là trong nền kinh tế hội nhập, nhân cách văn hoá cá nhân đóng vai trò to lớn, nó biểu hiện một cách sâu sắc bản chất văn hoá trong việc “bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển và xây dựng con người mới là thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ” ( Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương khoá VII);
- Nhân cách văn hoá được biểu hiện khái quát ở đạo đức và tài năng cá nhân. Nền kinh tế thị trường của nước ta đang diễn ra trong khi thế giới có sự phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ, đem lại những thành tựu về kinh tế, song cũng đặt con người phải đối mặt với hiểm hoạ của sự tha hoá về nhân cách. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách.
Nội dung biện pháp:
- Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động, văn thể, tuyên truyền …hướng vào con người, phát triển đạo đức, cả những nhân tố chung nhất và những nét riêng biệt, nâng con người lên tầm cao mang ý nghĩa nhân văn thiết thực;
- Tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách văn hoá cá nhân, xem xét, phân tích sâu sắc những ý tưởng, sáng kiến, truyền thống, tiếp thu, vận dụng tinh hoa của nhân loại mà đặc biệt của những nước có nền kinh tế phát triển, tránh tình trạng cá nhân chủ nghĩa, trù dập cái mới…tích cực nhân rộng điển hình trong lao động sản xuất.
BIỆN PHÁP 03
Bố trí, sử dụng nhân lực khoa học và sáng tạo
Căn cứ (lý do) lựa chọn biện pháp:
- Để phát huy năng lực của người lao động, đáp ứng các mục tiêu của công ty;
- Việc bố trí, sử dụng lao động phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn chức danh công việc và sở trường của họ;
- Đảm bảo tính phù hợp giữa trình độ, năng lực với đòi hỏi của công việc.
Nội dung biện pháp:
- Đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cương vị , để người lao động có cơ hội phát triển khả năng cá nhân, đóng góp và cống hiến;
- Xác định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm từng vị trí, nhằm tạo chủ động cho người lao động, thuận lợi cho công tác đánh giá lao động;
- Bố trí đúng hay sai phụ thuộc vào bộ phận làm công tác quản lý nhân lực. Cần kiện toàn bộ phận tham mưu giúp việc này sao cho đảm bảo được yêu cầu chung, đủ trình độ và năng lực, khách quan, trung thực và dân chủ;
- Chính sách khen thưởng rõ ràng, thi đua lao động đạt kết quả cao; - Đề bạt cán bộ, luân chuyển cán bộ phải khách quan khoa học, dân chủ; - Ưu tiên cán bộ có trình độ, phẩm chất và năng lực tốt, tinh thần đoàn kết, biết quy tụ và điều hành quản lý, không cục bộ...
BIỆN PHÁP 4: Bảo đảm điều kiện vật chất phục vụ chỗ làm việc tốt, an toàn
Căn cứ (lý do) lựa chọn biện pháp:
- Đảm bảo, phục vụ tốt tại nơi làm việc là điều kiện rất cần thiết để người lao động có thể cống hiến, phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng lao động;
- Điều kiện vật chất thiếu làm người lao động lúng túng, chậm trễ trong giải quyết công việc, dẫn tới sai hỏng trong công việc, dễ xảy ra tai nạn...;
- Thời đại ngày nay, thiếu thông tin làm mất đi những cơ hội kinh doanh, tác động trực tiếp đến hiệu quả lao động, giảm lợi ích của doanh nghiệp.
Nội dung biện pháp:
- Làm tốt công tác tổ chức, phân công và hiệp tác lao động, thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật – kinh tế – tâm sinh lý – xã hội…tại nơi làm việc;
- Cải thiện điều kiện lao động, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới; - Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
- Có các biện pháp đảm bảo kỹ thuật và an toàn lao động, nhất là đối với công nhân làm việc dưới hầm lò (mức –150; mức -300).
3.3.2- Giải pháp 02