- Bài tập nâng cao chất lượng Cố vấn
4. Yêu cầu trình độ: + Tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc đại học kỹ thuật, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế và công tác tổ chức, cán bộ;
đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế và công tác tổ chức, cán bộ;
+ Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước;
+ Sử dụng được một ngoại ngữ ở trình độ đọc hiểu, nghe và giao tiếp được trong lĩnh vực chuyên môn;
+ Có trình độ tin học văn phòng thành thạo.
Để thực hiện tốt hệ thống tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên môn nghiệp vụ, công ty cần thực thi chế độ tuyển dụng thông thường với thi tuyển nghiêm ngặt, thực hiện việc theo dõi và ghi lại quá trình công tác của cán bộ nhân viên và người lao động trong từng giai đoạn, coi đó như là một chứng chỉ nghề nghiệp.
* Phân loại, đánh giá lao động nên tiến hành 6 tháng một lần thay cho hiện nay là mỗi năm một lần và theo các tiêu thức: Khả năng lập kế hoạch; năng lực nhận thức; trách nhiệm; tính quyết đoán; khả năng lãnh đạo...đánh giá theo phương thức cho điểm và làm cơ sở để đề bạt và nâng lương;
* Thu nhập của cán bộ nhân viên ngoài mức lương Nhà nước quy định, cần được xây dựng trên cơ sở mức sống hàng ngày, mức lương trong khu vực, mức độ phức tạp trong công việc và trách nhiệm chức vụ cũng như cấp bậc chức vụ;
* Giao khoán biên chế và chi hành chính tạo điều kiện cho người lao động tiết kiệm chi, tăng thu nhập…có tác động khuyến khích và là công cụ đắc lực cho việc giám sát và quản lý cán bộ theo các nội dung trên, nhờ vậy chất lượng đội ngũ lao động và CBNV quản lý được nâng cao;
*Cơ chế điều động, phân công cán bộ, thực hiện nhiều phương thức điều phối cán bộ, lấy việc tuyển mộ là chính;
* Chế độ sát hạch cán bộ, thực hiện thăm dò ý kiến quần chúng, bình xét và đánh giá cán bộ một cách dân chủ;
* Chế độ bổ nhiệm cán bộ, theo phương thức sử dụng cán bộ, sử dụng đồng thời chế độ uỷ nhiệm. Quy định cán bộ mới đảm nhận chức vụ lãnh đạo phải qua thời kỳ tập sự;
* Đề ra các quy định và biện pháp tạm thời về quản lý nhân sự, điều tra phân tích chức vụ của các nhân viên, đưa ra những quy định tương đối chi tiết về chế độ chịu trách nhiệm theo cương vị của các loại, cấp cán bộ (công ty; phòng ban, và phân xưởng);
* Để người lao động mang hết khả năng làm việc, nên tuyển dụng lâu dài, có chế độ trả lương thích đáng dựa trên sự cống hiến thực tế của mỗi người, gián tiếp khuyến khích người lao động không ngừng học tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác.
BIỆN PHÁP 11
Làm tốt công tác “ sử dụng, đãi ngộ “ người lao động Nội dung biện pháp
+ Thủ trưởng doanh nghiệp, đơn vị quản lý cán bộ nhân viên sắp xếp bố trí, quản lý, sử dụng nhân lực và nhân tài đúng người, đúng việc, đúng năng lực và sở trường của họ;
+ Chú trọng ưu tiên xây dựng quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý;
+ Thực hiện luân chuyển cán bộ từ 3-5 năm một lần đối với cán bộ quản lý và cán bộ một số lĩnh vực như quản lý vật tư, tài chính, hợp đồng kinh tế…
+ Cơ chế hợp đồng lao động đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật hết tuổi lao động nhưng vẫn còn khả năng cống hiến. Có thể thuê cán bộ lãnh đạo như Giám đốc, Trưởng phó phòng ban...
+ Tạo điều kiện học tập, đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài cho các tài năng quản lý và người lao động giỏi;
+ Xét ưu đãi về vật chất, ưu tiên về chính sách: Thi đua, đề bạt, luân chuyển (đặc biệt ở những đơn vị hoặc công việc thường có nhiều khó khăn trong sản xuất).
BIỆN PHÁP 12
Làm tốt công tác khen thưởng, động viên và đãi ngộ thoả đáng đối với lao động giỏi và cán bộ tài năng
Nội dung biện pháp:
+ Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chế độ ưu đãi đối với thợ giỏi, cán bộ tài năng;
+ Chế độ đối với thợ giỏi: Điều chỉnh tăng mức phụ cấp từ 0,1 hệ số
hiện nay lên 0,3 hệ số. Ưu tiên được tham gia thi thợ giỏi cấp Tập đoàn và Bộ Công nghiệp;
+ Chế độ đối với cán bộ tài năng: Được ưu tiên, khuyến khích trong việc chọn cử tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tạo cơ hội thăng tiến trong công tác; chế độ tiền lương khuyến khích.
3.3.5. Giải pháp 05
THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ
Căn cứ (lý do) lựa chọn giải pháp:
- Lao động dôi dư là một trở ngại rất lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH; - Hiện đại hoá ngành Than, sắp xếp , chuyển đổi doanh nghiệp đồng thời là vấn đề nhạy cảm, bức xúc của xã hội nhất là của xã hội vùng mỏ Quảng Ninh nơi mà người ta đã quen làm than, làm cơ khí, chưa có truyền thống làm công nghiệp nhẹ và dịch vụ;
- Không thể lựa chọn giải pháp giảm người ồ ạt như thời kỳ 1989-1992 (thực hiện quyết định 176 TTg).
Nội dung biện pháp 13: