đầu năm 2012 – 2014.
a. Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập
Qua bảng số liệu 4.6 ta có thể thấy tình hình doanh thu và thu nhập của công ty qua 3 giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014 có nhiều biến động với các đặc điểm cụ thể như sau:
- Doanh thu bán hàng: Chỉ tiêu doanh thu bán hàng của công ty qua 3 giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2012 đến 2014 có sự tăng giảm không ổn định. Doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 492.773 triệu đồng, tương ứng 41,01% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do công ty luôn nổ lực để tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là việc cho ra thị trường 20 sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cũng như hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng thông qua các sản phẩm chức năng. Bên cạnh đó, khối bán hàng không ngừng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, mở rộng thêm các hệ thống phân phối sản phẩm làm cho doanh thu bán hàng của thành phẩm, hàng hóa và hàng khuyến mãi điều tăng. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2014 giảm 100.226 triệu đồng, tương ứng 5,92%. Do kể từ năm 2014 công ty không ghi nhận giá trị doanh thu hàng khuyến mãi vào doanh thu bán hàng và chi phí giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nữa. Bên cạnh đó, công ty cũng ngừng phân phối sản phẩm Eugica mà chỉ nhận gia công cho sản phẩm này, cho nên doanh thu phân phối đã giảm xuống ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng trong kỳ. Mặc dù doanh thu bán hàng của công ty trong giai đoạn này giảm chủ yếu vì có sự thay đổi trong phương pháp hạch toán kế toán. Tuy nhiên công ty cũng cần lưu ý trước các đối thủ cạnh tranh trong nước như Traphaco (TRA), Domesco (DMC)…và các công ty dược nước ngoài đang có xu hướng đầu tư vào thị trường Việt Nam.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Khoản mục các khoản giảm trừ doanh thu của công ty cũng có sự biến động mạnh. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trưởng bất thường so với cùng kỳ năm 2012 là 257.486 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 5.601,17%. Nguyên nhân như đã nêu trên phần phân tích giai đoạn 3 năm từ 2011 – 2013. Đến cùng kỳ 2014 giảm 235.713 triệu đồng, tương ứng 89,94%. Bởi vì, khoản chiết khấu thương mại giảm mạnh, do công ty thực hiện dự án mở rộng phạm vi bán hàng, không những tập trung vào các khách hàng lớn mà đồng thời còn tăng lượng tiêu thụ của các khách hàng nhỏ lẻ khác, nhưng vẫn đảm bảo doanh số bán hàng không ngừng tăng lên. Vì vậy các đơn đặt hàng chủ yếu với khối lượng nhỏ nên khoản chiết khấu thương mại cũng được hạn chế.
87
- Doanh thu thuần: Nhìn chung doanh thu thuần của Dược Hậu Giang tăng đều qua các giai đoạn 6 tháng năm 2012 – 2014. Sáu tháng đầu năm 2013 tăng 235.288 triệu đồng, tương ứng 19,66% so với cùng kỳ 2012 và tăng 135.486 triệu đồng, tỷ lệ 9,46% so với cùng kỳ năm 2014. Bởi vì doanh thu bán hàng của công ty nhờ các hoạt động quảng cáo, tiếp thị giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, hội nghị khách hàng,…đã thúc đẩy tình hình tiêu thụ, tác động làm cho doanh thu bán hàng công ty đạt mức tăng trưởng khá tốt, còn khoản hàng bán bị trả lại cũng được kiểm soát rất chặt chẽ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 dù cho các khoản giảm trừ doanh thu có tăng đột biến nhưng cũng được bù đắp bởi khoản tăng của doanh thu bán hàng. Qua 6 tháng đầu năm 2014 mặc dù doanh thu bán hàng có giảm nhưng không đáng kể, còn các khoản giảm trừ lại giảm mạnh nên doanh thu thuần vẫn ở mức tăng trưởng.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Nhận thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty có sự tăng giảm không ổn định. Ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 giảm 12.307 triệu đồng, tương ứng với 15,24%. Bởi lẽ, đầu năm 2013 công ty đã tập trung vốn để đầu tư vào các hoạt động sản xuất như xây dựng nhà máy mới Dược phẩm và Bao bì tại khu công nghiệp Tân Phú Thạnh. Bên cạnh đó còn mua thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cho nhà máy sản xuất Nguyễn Văn Cừ. Đồng thời mua đất, xây nhà, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm. Điều đó đã làm cho việc đầu tư vào các hoạt động tài chính của công ty bị hạn chế hơn, keó theo doanh thu hoạt động tài chính thu được trong kỳ của công ty giảm. Bước sang 6 tháng năm 2014 thì khoản mục này có chiều hướng tăng trở lại 10.042 triệu đồng, tỷ lệ 14,67% chủ yếu là do thu nhập cổ tức từ các công ty con đạt tốc độ tăng trưởng tốt như Du lịch DHG, TVP Pharma và In Bao bì DHG.
- Thu nhập khác: Qua 3 giai đoạn nhận thấy khoản mục thu nhập khác của công ty có tình hình tăng giảm không đều. Trong kỳ 6 tháng đầu năm 2013 tăng bất thường so với cùng kỳ năm 2012 là 10.898 triệu đồng, tương ứng 238,05%. Do trong kỳ Dược Hậu Giang được công ty bảo hiểm bồi thường trước sự cố cháy nổ tại nhà máy sản xuất thuốc viên vào ngày 3/8/2011.Đặc biệt doanh thu từ hoa hồng bán hàng cũng tác động đáng kể đến thu nhập khác của công ty. Đến cùng kỳ năm 2014 thì thu nhập khác có xu hướng giảm 5.943 triệu đồng, tỷ lệ 38,40%. Vì hoạt động thanh lý tài sản cố định trong giai đoạn này đã giảm xuống đáng kể. Do một số nhà máy sản xuất thuốc phải ngưng hoạt động vì hết công suất đã được công ty thanh lý dần trong năm 2013. Đến năm 2014 công ty vẫn đang tiếp tục mời thầu để tiến hành thanh lý phần còn lại. Nhìn chung thu nhập khác phát sinh không đồng bộ qua từng năm, nên khoản mục này thường có sự tăng giảm bất thường.
Bảng 4.6 Tình hình biến động doanh thu và thu nhập của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014 Đvt :Triệu đồng Chỉ tiêu/ Thời gian 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2014-2013 Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối (%)
Doanh thu bán hàng 1.201.582 1.694.355 1.594.129 492.773 41,01 (100.226) (5,92)
Các khoản giảm trừ doanh thu 4.597 262.083 26.370 257.486 5.601,17 (235.713) (89,94)
Doanh thu thuần 1.196.985 1.432.273 1.567.759 235.288 19,66 135.486 9,46
Doanh thu hoạt động tài chính 80.767 68.460 78.502 (12.307) (15,24) 10.042 14,67
Thu nhập khác 4.578 15.476 9.533 10.898 238,05 (5.943) (38,40)
89
Dưới đây là phân tích sâu hơn về tình hình biến động doanh thu bán hàng cụ thể theo cơ cấu tỷ trọng để có thể đưa các nhận xét, đánh giá chi tiết về doanh thu bán hàng của công ty trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014.
- Doanh thu thuần bán hàng thành phẩm: Nhìn chung qua bảng 4.5 tình hình doanh thu thuần bán hàng thành phẩm đều có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn. Ta thấy giá trị thành phẩm 6 tháng đầu năm 2013 tăng 148.578 triệu đồng, tương ứng 13,23% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 123.069 triệu đồng, tương đương 9,68% so với cùng kỳ 2014. Đó là kết quả của việc đầu tư tự động hóa các công đoạn sản xuất thay cho thủ công, sắp xếp công việc hợp lý, mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân và công suất sản xuất của máy móc thiết bị được khai thác một cách tối đa. Vì thế năng suất sản xuất của công ty được tăng mạnh, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường. Bên cạnh đó, công ty luôn có kế hoạch tổ chức các chương trình truyền thông trực tiếp cho người tiêu dùng như tư vấn, giới thiệu sản phẩm, bán hàng tại nhà thuốc, trường học, chợ, hội chợ, siêu thị,… Đặc biệt, các hoạt động nhãn hàng Unikids, Eyelight, Hapacol, Naturenz,… được quảng cáo trên 20 đầu báo và tạp chí có số lượng độc giả cao như Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiếp thị gia đình,…thêm vào đó là công ty đã thành công trong việc tái cấu trúc lại dự án bán hàng. Cho nên doanh thu bán hàng thành phẩm của công ty trong giai đoạn này được tăng cao. Bước sang cùng kỳ năm 2014 thì giá trị doanh thu bán hàng thành phẩm của công ty vẫn tăng nhưng tốc độ chậm lại. Do tác động của thông tư 01 đến hệ điều trị đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, việc không ghi nhận doanh thu hàng khuyến mãi đã kéo theo doanh thu bán hàng thành phẩm giảm lượng đáng kể. Bên cạnh cạnh sự tăng trưởng cao về doanh thu bán hàng thì các khoản giảm trừ doanh thu cũng được công ty quản lý và điều tiết rất tốt do vậy doanh thu thuần bán hàng thành phẩm không ngừng tăng lên qua các kỳ kế toán.
- Doanh thu thuần bán hàng hóa: Qua bảng 4.5 ta có thể thấy được doanh thu thuần bán hàng hóa của công ty đều đạt tốc độ tăng trưởng qua ba giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 77.200 triệu đồng, tương ứng 239,24% so với cùng kỳ 2012 và tăng 63.926 triệu đồng, tương ứng 58,40% so với năm 2014. Doanh thu bán hàng hóa ở đây là bao gồm doanh thu bán hàng hóa và doanh thu nhận được từ việc xuất bán nguyên vật liệu. Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như điều trị của người tiêu dùng là rất cao cho nên tại các hệ thống phân phối, quầy thuốc phải cung cấp thêm một số hàng hóa nằm ngoài doanh mục thành phẩm của công ty nhằm đảm bảo đủ số lượng mặt hàng phục vụ cho khách hàng. Ta thấy doanh thu hàng tự sản xuất của Dược Hậu Giang chiếm khoảng 90% trong tổng
doanh thu bán hàng của công ty. Tuy nhiên doanh thu nhận được từ việc bán hàng cũng góp phần đáng kể. Đặc biệt từ 5/2013 công ty đã nhận phân phối sản phẩm cho MSD như đã phân tích trên phần doanh thu thuần bán hàng hóa giai đoạn năm 2011 – 2013. Bên cạnh đó doanh thu từ việc bán nguyên vật liệu cũng góp phần không nhỏ. Công ty luôn không ngừng nghiên cứu tìm ra các dược liệu mới, biệt dược tương đương biệt dược gốc có giá trị trong sản xuất. Từ đó dùng vào việc sản xuất sản phẩm của mình, đồng thời còn phân phối cho các công ty dược trong và ngoài nước thay cho việc phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Vì thế công ty có thể tiết kiệm được chi phí và hơn nữa là mang lại doanh thu đáng kể cho công ty. Còn các khoản giảm trừ doanh thu do được quản lý chặt chẽ nên không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng hóa trong kỳ.
- Doanh thu hàng khuyến mãi: Qua bảng 4.7 ta thấy ba giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014 có nhiều biến động. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 9.510 triệu đồng, tương ứng 22,64%. Cũng như đã phân tích trên phần doanh thu hàng khuyến mãi giai đoạn 3 năm 2011 – 2013. Doanh thu hàng khuyến mãi tăng chủ yếu xuất phát từ hoạt động giới thiệu sản phẩm, hoạt động hướng tới lợi ích cộng đồng xã hội. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh thu hàng khuyến mãi giảm 51.509 triệu đồng, tương ứng 100% so với cùng kỳ năm 2013. Sở dĩ có sự biến động đột biến như vậy là do công ty thay đổi phương pháp hạch toán đối với hàng biếu tặng. Vì kể từ năm 2014 công ty sẽ không hạch toán giá trị hàng khuyến mãi vào doanh thu bán hàng cũng như giá vốn hàng bán nữa. Cho nên doanh thu hàng khuyến mãi trong giai đoạn này của công ty không phát sinh.
Nhìn chung, về phương diện cơ cấu tỷ trọng doanh thu của 3 chỉ tiêu thành phẩm, hàng hóa và hàng khuyến mãi có nhiều biến động. Qua các giai đoạn, ta thấy tỷ trọng của hàng bán thành phẩm tăng giảm không ổn định qua từng kỳ. Dù cho sản lượng thành phẩm được bán ra không ngừng tăng lên. Do công ty muốn mở rộng cơ cấu hàng hóa, tăng dần tỷ trọng doanh thu hàng hóa trong tổng doanh thu bán hàng. Và doanh thu bán hàng hóa tăng chủ yếu là do nhóm hàng phân phối độc quyền cho MSD. Còn Doanh thu bán hàng khuyến mãi giảm chủ yếu do điều chỉnh trong cách hạch toán của công ty.
91
Bảng 4.7 Tình hình biến động doanh thu bán hàng của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu/ Thời gian 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2014-2013 Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu thuần bán thành phẩm 1.122.717 93,80 1.271.295 88,76 1.394.364 88,94 148.578 13,23 123.069 9,68
Doanh thu thuần bán hàng hóa 32.269 2,70 109.469 7,64 173.395 11,06 77.200 239,24 63.926 58,40
Doanh thu hàng khuyến mãi 41.999 3,50 51.509 3,60 - - 9.510 22,64 (51.509) (100)
Tổng cộng 1.196.985 100 1.432.273 100 1.567.759 100 235.288 275.11 135.486 (31,92)
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2014
2.70% 3.50%
93.80%
Doanh thu bán hàng thành phẩm Doanh thu bán hàng hóa
Doanh thu hàng khuyến mãi
7.29% 3.04%
89.67%
Doanh thu bán hàng thành phẩm Doanh thu bán hàng hóa
Doanh thu hàng khuyến mãi
11.06%
88.94%
Doanh thu bán hàng thành phẩm Doanh thu bán hàng hóa
Hình 4.9 Tỷ trọng doanh thu bán hàng
6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.10 Tỷ trọng doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2014 Hình 4.8 Tỷ trọng doanh thu bán hàng
b. Chỉ tiêu chi phí
Bảng 4.8 Tình hình biến động chi phí giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2014
Đvt: Triều đồng Chỉ tiêu/ Thời gian 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2014-2013 Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối (%) Giá vốn hàng bán 686.247 822.124 825.639 135.877 19,80 3.515 0,43 Chi phí bán hàng 202.063 276.333 351.266 74.270 36,76 74.933 27,12 Chi phí QLDN 73.565 95.098 98.331 21.533 29,27 3.233 3,40 Chi phí tài chính 2.816 1.511 23.851 (1.305) (46,34) 22.340 1.478,49 Chi phí khác 2.575 6.305 1.145 3.730 144,85 (5.160) (81,84)
Chi phí thuế TNDN hiện hành 31.299 57.156 60.198 25.857 82,61 3.042 5,32
93
Qua bảng 4.8 ta thấy các khoản mục chi phí của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2012 – 2014 cũng có nhiều biến động với các đặc điểm cụ thể như sau:
- Giá vốn hàng bán: Nhận thấy chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng đều qua 3 giai đoạn 6 tháng đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 135.877 triệu đồng, tương ứng 19,80% so với cùng kỳ 2012 và tăng 3.515 triệu đồng, tỷ lệ 0,43% so với cùng kỳ 2014. Một phần nguyên nhân làm tăng chi phí giá vốn hàng bán như đã nêu trên phần phân tích 3 năm của công ty. Bước sang cùng kỳ năm 2014 giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng không đáng kể là do nhà máy sản xuất của công ty đã hoạt động hết công suất vào cuối năm 2013, một số nhà máy cũ thì đang được sửa chữa, nâng cấp để tách dây chuyền dược liệu – hóa dược. Hơn nữa một phần dây chuyền sản xuất đã được di dời về khu công nghiệp Tân Phú Thạnh. Nhưng việc hoàn thành nhà sản xuất thuốc mới bị chậm tiến độ so với kế hoạch, vì vậy đã ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất thành phẩm của công ty trong giai đoạn.
- Chi phí bán hàng: Nhìn chung chi phí bán hàng của công ty qua 3 giai đoạn đều tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 74.270 triệu đồng, tương