- Mục tiêu 1: Đối với kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh dùng phương pháp hạch toán để tiến hành ghi chứng từ, sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ.
- Mục tiêu 2: Dùng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối và phương pháp tỷ số tài chính để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
27
kế toán. Đồng thời dùng phương pháp suy luận dựa trên các kết quả đã phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh và các dự báo trong tương lai để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
2.3.2.1 Phương pháp hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán là môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, sự vận động của tài sản trong đơn vị. Nhằm theo dõi toàn bộ các quá trình hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra tại đơn vị.
2.3.2.2 Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích dựa trên sự so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định xu hướng và biến động của các chỉ tiêu. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong mọi công đoạn của phân tích hoạt động kinh tế.
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ số của kỳ phân tích so với các chỉ tiêu của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô các hiện tượng kinh tế.
KF = F1 – F0 (2.1) Trong đó:
KF: Số chênh lệch được đo bằng số tuyệt đối. F1: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích.
F0: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
100 0 1 X F F F (2.2) Trong đó:
KF: Số chênh lệch được đo bằng số tương đối. F1: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích.
2.3.2.3 Cơ sở đánh giá và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp * Doanh thu
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị hoạt động kinh doanh. Doanh thu là số tiền thu được tính trên số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra trong một thời gian nhất định. Doanh thu càng tăng lên càng có điều kiện để tăng lợi nhuận và ngược lại.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã nhận được hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán dựa trên khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định tiêu thụ và giá bán thực tế trên hóa đơn.
- Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu từ hoạt động tài chính, đầu tư nhằm tăng thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Thu nhập khác là các khoản thu bất thường nằm ngoài doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.
* Chí phí
- Chi phí là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặc dù dựa trên các nội dung kinh tế, chức năng khác nhau mà có nhiều cách thức để phân loại chi phí. Tuy nhiên mục tiêu cốt lỗi là để quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các khoản mục như: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác.
* Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh hay nói cách khác lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.
29
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận này được tính dựa trên phần lợi nhuận gộp trừ cho khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp (chi phí bán hàng và chi phí QLDN).
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Công thức tính tổng lợi nhuận.
b. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố tác động và ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Việc phân tích các nhân tố này cũng được dựa trên các tiêu thức khác nhau phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của sự việc, hiện tượng kinh tế. Nhưng nhìn chung có thể phân thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan như sau:
* Nhân tố chủ quan
- Nguồn tài chính vững mạnh thể hiện qua cách quản lý, sử dụng tài chính của doanh nghiệp trong việc đầu tư, khai thác các cơ hội kinh doanh.
- Trình độ quản lý và nguồn nhân lực của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng cho thấy khả năng quản trị, điều hành bộ máy công ty.
- Cơ sở hạ tầng, công nghệ tốt tạo nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách hàng, cung cấp sản phẩm, hàng hóa thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh.
* Nhân tố khách quan
- Tình hình biến động kinh tế chung của toàn cầu do ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng kinh tế tác động đến nền kinh tế trong nước.
- Chính sách nhà nước do có sự thay đổi chính sách tài khoá, chính sách thuế, lãi suất vay vốn...
- Nhu cầu tiêu dùng của xã hội do mức thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng của thị trường từ đó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh có thể tác động làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
2.3.2.4 Phương pháp phân tích tỷ số lợi nhuận
Trương Đông Lộc (2010, trang 9) phát biểu rằng: “Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích cơ bản và quan trọng nhất của phân tích các báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính là công việc sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Số liệu dùng để phân tích được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh”.
a. Phân tích tỷ số hoạt động
Các tỷ số hoạt động đo lường tình hình quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản, cố định và vòng quay tổng tài sản.
* Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho được tính bằng công thức sau:
RI = Giá vốn hàng bán (2.3) Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân =
Giá trị hàng tồn kho các kỳ trong năm
(2.4)
Số kỳ được sử dụng trong năm
* Tỷ số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với khách hàng.
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu
(2.5)
31
b. Phân tích các chỉ số sinh lời (ROA, ROS, ROE)
* Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu (Return on sales – ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói cách khác, tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành bởi nó phản ánh chiến lược giá của công ty và khả năng trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động.
ROS =
Lợi nhuận thuần
(2.6)
Doanh thu thuần
* Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và có hiệu quả.
ROA =
Lợi nhuận ròng
(2.7)
Tổng tài sản bình quân
* Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty.
ROE =
Lợi nhuận ròng
(2.8)
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG