Bảng 4.12 Tỷ số đánh giá khả năng sinh lời qua 3 năm 2011 – 2013
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tỷ số ROA % 22,68 22,72 24,11
2 Tỷ số ROE % 31,84 31,51 34,60
3 Tỷ số ROS % 16,59 16,40 17,07
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nhìn chung qua bảng số liệu 4.4 thì tỷ số đánh giá khả năng sinh lời qua 3 năm 2011 – 2013 của công ty có nhiều biến động.
- Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Khi nhìn vào tỷ số này qua từng năm, ta có thể đánh giá được phần nào về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty khi đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thấy, ROA của Dược Hậu Giang từ năm 2011 - 2013 đều có sự tăng trưởng. Chứng tỏ là các khoản chi phí mà công ty đầu tư, mua sắm để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đều được duy trì ở mức hợp lý, có kế hoạch cụ thể trong việc sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản cho nên đã mang lại hiệu quả cao. Nhìn chung chỉ số ROA của công ty luôn ở mức trên 20%, xét về mặt lợi ích tuy việc sử dụng nhiều tiền để đầu tư sẽ làm giảm lượng tiền gửi, nhưng lợi ít mang lại hơn hẳn việc gửi tiết kiệm ngân hàng với mức lãi suất thấp như hiện nay.
- Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): là tỷ số quan trọng mà các cổ đông của công ty rất quan tâm. Vì qua đó sẽ thấy phần lợi nhuận được mang lại từ vốn của chủ sở hữu đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả như thế nào. Nhìn chung, từ năm 2011 – 2013 chỉ số ROE có sự tăng giảm không ổn định. Tiêu biểu là năm 2012 giảm 0,33% so với cùng kỳ năm 2011, Do trong kỳ vốn chủ sở hữu bình quân tăng cao hơn tỷ lệ của lợi nhuận ròng là 1,2% đã tác động làm cho tỷ số ROE giảm xuống. Tuy vậy, nếu so với các công ty cùng ngành thì chỉ số này của Dược Hậu Giang luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Đến năm 2013, tỷ số ROE đạt 34,06%. Do lợi nhuận của công ty trong năm tăng đáng kể nhờ khoản thu nhập đột xuất từ việc chuyển nhượng sản phẩm Eugica, dẫn đến tốc độ tăng của lợi nhuận vượt lên trên mức tăng của vốn chủ sở hữu bình quân.
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) là một chỉ số quan trọng của một doanh nghiệp, bởi vì thông qua đó ta có thể thấy được phần nào hiệu quả
kinh doanh của một doanh nghiệp dựa trên tình hình doanh thu, lợi nhuận, và sâu hơn là các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của công ty. Qua bảng 4.5 ta thấy tỷ số lợi nhuận từ năm 2011 – 2013 có tình hình tăng giảm không ổn định. Đề cử năm 2012 ta thấy lợi nhuận ròng chiếm 16,40% trong tổng số doanh thu và thu nhập của công ty, giảm 0,19% so với cùng kỳ năm 2011. Ta thấy ở cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc tộ tăng của lợi nhuận. Bởi vì, trong năm 2012 tuy doanh thu bán hàng và thu nhập khác của công ty đều đạt mức khá cao do các hoạt động kích thích tiêu thụ của ngành hàng, nhãn hàng được tổ chức thường xuyên, thêm vào đó là các khoản thu phát sinh đột xuất của thu nhập khác cũng đã góp phần không nhỏ cải thiện tình hình doanh thu trong năm. Dù vậy, vẫn không bù đắp được phần chênh lệch tăng của chi phí. Tuy nhiên, so sánh trong phạm vi rộng hơn là đối với các công ty cùng ngành thì Dược Hậu Giang luôn vượt trội hơn hẳn. Đến năm 2013 thì do nhận được khoản thu nhập lớn từ việc chuyển nhượng thương hiệu tất cả các sản phẩm dược và thực phẩm chức năng Eugica cho Mega Lifesciencen Limited. Cho nên đã tác động làm cho chỉ số ROS của công ty tăng đáng kể.
Nhìn chung, các chỉ số sinh lời của công ty luôn có tốc độ tăng trưởng rất tốt so với các công ty khác trong nghành. Hơn thế, trong tương lai khi nhà máy mới Tân Phú Thạnh đi vào hoạt động công ty sẽ được hưởng ưu đãi thuế trong 15 năm cụ thể là: 04 năm đầu lãi suất 0%, 9 năm tiếp theo lãi suất 5%, và 2 năm còn lại là 10% . Điều đó sẽ tác động tích cực đến các chỉ số ROA, ROE và ROS của công ty.
Tình hình biến động của các tỷ số được thể hiện qua sơ đồ bên dưới.
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khả năng sinh lời của công ty
Tỷ lệ % 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
ROA ROE ROS
103
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC