Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 38)

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng Quản trị tài chính công ty Cổ phần Dược Hậu Giang trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Đối với kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh dùng phương pháp hạch toán để tiến hành ghi chứng từ, sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ.

- Mục tiêu 2: Dùng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối và phương pháp tỷ số tài chính để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

27

kế toán. Đồng thời dùng phương pháp suy luận dựa trên các kết quả đã phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh và các dự báo trong tương lai để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.

2.3.2.1 Phương pháp hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, sự vận động của tài sản trong đơn vị. Nhằm theo dõi toàn bộ các quá trình hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra tại đơn vị.

2.3.2.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích dựa trên sự so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định xu hướng và biến động của các chỉ tiêu. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong mọi công đoạn của phân tích hoạt động kinh tế.

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ số của kỳ phân tích so với các chỉ tiêu của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô các hiện tượng kinh tế.

KF = F1 – F0 (2.1) Trong đó:

KF: Số chênh lệch được đo bằng số tuyệt đối. F1: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích.

F0: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

100 0 1 X F F F   (2.2) Trong đó:

KF: Số chênh lệch được đo bằng số tương đối. F1: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích.

2.3.2.3 Cơ sở đánh giá và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp * Doanh thu

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị hoạt động kinh doanh. Doanh thu là số tiền thu được tính trên số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra trong một thời gian nhất định. Doanh thu càng tăng lên càng có điều kiện để tăng lợi nhuận và ngược lại.

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã nhận được hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán dựa trên khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định tiêu thụ và giá bán thực tế trên hóa đơn.

- Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu từ hoạt động tài chính, đầu tư nhằm tăng thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Thu nhập khác là các khoản thu bất thường nằm ngoài doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.

* Chí phí

- Chi phí là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặc dù dựa trên các nội dung kinh tế, chức năng khác nhau mà có nhiều cách thức để phân loại chi phí. Tuy nhiên mục tiêu cốt lỗi là để quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các khoản mục như: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác.

* Lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh hay nói cách khác lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.

29

- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận này được tính dựa trên phần lợi nhuận gộp trừ cho khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp (chi phí bán hàng và chi phí QLDN).

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính doanh nghiệp.

- Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Công thức tính tổng lợi nhuận.

b. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố tác động và ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Việc phân tích các nhân tố này cũng được dựa trên các tiêu thức khác nhau phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của sự việc, hiện tượng kinh tế. Nhưng nhìn chung có thể phân thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan như sau:

* Nhân tố chủ quan

- Nguồn tài chính vững mạnh thể hiện qua cách quản lý, sử dụng tài chính của doanh nghiệp trong việc đầu tư, khai thác các cơ hội kinh doanh.

- Trình độ quản lý và nguồn nhân lực của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng cho thấy khả năng quản trị, điều hành bộ máy công ty.

- Cơ sở hạ tầng, công nghệ tốt tạo nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách hàng, cung cấp sản phẩm, hàng hóa thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh.

* Nhân tố khách quan

- Tình hình biến động kinh tế chung của toàn cầu do ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng kinh tế tác động đến nền kinh tế trong nước.

- Chính sách nhà nước do có sự thay đổi chính sách tài khoá, chính sách thuế, lãi suất vay vốn...

- Nhu cầu tiêu dùng của xã hội do mức thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng của thị trường từ đó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh có thể tác động làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.

2.3.2.4 Phương pháp phân tích tỷ số lợi nhuận

Trương Đông Lộc (2010, trang 9) phát biểu rằng: “Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích cơ bản và quan trọng nhất của phân tích các báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính là công việc sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Số liệu dùng để phân tích được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh”.

a. Phân tích tỷ số hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường tình hình quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản, cố định và vòng quay tổng tài sản.

* Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho được tính bằng công thức sau:

RI = Giá vốn hàng bán (2.3) Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân =

Giá trị hàng tồn kho các kỳ trong năm

(2.4)

Số kỳ được sử dụng trong năm

* Tỷ số vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với khách hàng.

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu

(2.5)

31

b. Phân tích các chỉ số sinh lời (ROA, ROS, ROE)

* Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu (Return on sales – ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói cách khác, tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành bởi nó phản ánh chiến lược giá của công ty và khả năng trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động.

ROS =

Lợi nhuận thuần

(2.6)

Doanh thu thuần

* Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và có hiệu quả.

ROA =

Lợi nhuận ròng

(2.7)

Tổng tài sản bình quân

* Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.

Các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty.

ROE =

Lợi nhuận ròng

(2.8)

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY

Tên viết tắt: DHG PHARMA

Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Điện thoại: (0710). 3891433 – 3890802 – 3890074 Fax:0710.3895209 Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn Website: www.dhgpharma.com.vn Mã số thuế: 1800156801 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.2.1 Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần dược Hậu Giang tiền thân là Xí nghiệp Dược Phẩm 2/9 được thành lập ngày 2/9/1974 tại kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thuộc sở y tế Khu vực Tây Nam Bộ. Từ năm 1975 đến 1976: Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang.

Từ năm 1976 đến 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu. Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.

Năm 1992: Sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Tp. Cần Thơ) ra Quyết định số 963/QĐ-UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế Tp. Cần Thơ.

33

Ngày 02/09/2004: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND Tp. Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp. Cần Thơ thành Công ty Cổ phần hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.

3.2.2 Quá trình phát triển

Từ năm 1988, khi nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty vẫn còn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc thiết bị lạc hậu, công suất thấp, sản xuất không ổn định, áp lực giải quyết việc làm gay gắt,....Tổng vốn kinh doanh năm 1988 là 895 triệu đồng, Công ty chưa có khả năng tích lũy, tái sản xuất mở rộng. Doanh số bán năm 1988 đạt 12.339 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổng doanh thu).

Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến lược: giữ vững hệ thống phân phối, đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất, mở rộng thị trường, tăng thị phần, lấy thương hiệu và năng lực sản xuất làm nền tảng”.

Kết quả của việc định hướng lại chiến lược kinh doanh đó là nhiều năm liên tiếp Công ty đạt mục tiêu tăng trưởng cao, phát triển sản phẩm, tăng thị phần, tăng khách hàng, nâng cao thu nhập người lao động, đóng góp ngày càng cao vào ngân sách Nhà nước.

Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, hiện nay Dược Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Sản phẩm của Công ty trong 11 năm liền (từ năm 1996 đến 2006) được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” và đứng trong “Top 05 ngành hàng dược phẩm”. Thương hiệu “Dược Hậu Giang” được người tiêu dùng bình chọn trong “Top 100 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam” trong 02 năm liền (2005 – 2006) do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức, “Top 10 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, đoạt giải “Quả cầu vàng 2006” do Trung tâm phát triển tài năng – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức và cũng là “Thương hiệu được yêu thích” thông qua bình chọn trên trang web www.thuonghieuviet.com cùng với những giải thưởng khác về thương hiệu trong nhiều năm qua.

Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: WHO GMP/GLP/GSP. Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây là những yếu tố cần thiết giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

* Những giải thưởng, thành tích tiêu biểu của doanh nghiệp:

Năm 1988: Huân chương Lao động hạng ba Năm 1993: Huân chương Lao động hạng nhì

Năm 1996: Anh hùng Lao động (Thời kỳ đổi mới 1991 - 1995)

Năm 1997: Bằng khen Thủ tướng cho tập thể công nhân Hà Nội (1995 - 1997)

Cờ thi đua luân lưu cho đơn vị (Xí nghiệp) có thành tích xuất sắc của tỉnh Cần Thơ

Năm 2004: Huân chương Độc lập hạng ba

Năm 2005: Bằng khen Thập niên Chất lượng (1995 – 2005) của Thủ tướng Chính phủ

Và nhiều bằng khen, chứng nhận vinh dự khác.

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

* Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty: Sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

* Số lượng sản phẩm của công ty có trên 400 sản phẩm và được chia làm 10 Cate:

- Kháng sinh, chống nấm – ký sinh trùng - Thuốc giảm đau – hạ sốt

- Tai – Mũi – Họng, ho, hen suyễn - Thuốc nhỏ mắt – thần kinh - Cơ xương khớp

- Tiêu hóa - Gan

- Tim mạch – bệnh tiểu đường

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 38)