Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội giai đoạn vừa qua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 63 - 65)

- Hình thức tương tác

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội giai đoạn vừa qua

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị, KT-XH của cả nước, đồng thời là thành phố đứng đầu ViệtNam về diện tích (sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km²) và đứng thứ hai về dân số với hơn 6 triệu người (tính đến năm 2010 dân số Hà Nội là 6.617.900 người và đến 04/06/2012 con số này là 7.100.000 người).

Nằm giữa đồng bằng Sông Hồng, vùng đất này đã sớm trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam, là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến. Trải qua hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, Hà Nội là thủ đô của Miền Bắc và sau đó đến nay làthủ đô của nước Việt Nam thống nhất. Hà Nộicó vị trí địa lý thuận lợi,tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Phú Thọ ở phía Tây.

Hà Nội là thủ đô, đồng thời cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, và Cần Thơ là năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên tổng số lao động chiếm trên 90%, quy mô dân số trên 1,5 triệu người (tính đến năm 2009, mật độ dân số Hà Nội là 1.935 người/km2 và đến năm 2012 đạt xấp xỉ 2.600 người/km2). Cùng với quy mô dân số lớn, Hà Nội cũng là một trong những thành phố có quy mô lao động lớn nhất cả nước (hiện nay, Hà Nội có khoảng 4 triệu người trong độ tuổi lao động)[42].

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước phát triển mạnh mẽ.

Thời kỳ 1991-1995, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội đạt 12,52%, thời kỳ 1996-2000 là 10,38%. Tiếp đà tăng trưởng của các giai đoạn trước, kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm gần đây, mặc dù có bị tác

động của suy thoái kinh tế, nhưng vẫn là một trong hai thành phố có tốc độ tăng GDP cao nhất cả nước (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

Tốc độ tăng trưởng của Hà Nội trong những năm gần đây (Hình 2.1)

Hình 2.1. Tốc độ tăng GDP của Hà Nội so với cả nước

Nguồn: Số liệu tổng hợp qua các năm của tác giả[42]

Kết quả trên cho thấy, tốc độ tăng GDP của Hà Nội luôn ở mức cao hơn so với tốc độ tăng GDP trung bình của cả nước, thấp nhất là 1,29 lần (năm 2005 và 2009), cao nhất là 1,75 lần (năm 2008). Xu hướng tăng giảm GDP của Hà Nộitương đồng với xu hướng chung của cả nước. Năm 2008, Hà Nội thực hiện mở rộng địa giới hành chính, lấy một số quận, huyện của Hà Tây, Hoà Bình và Vĩnh Phúc. Năm 2009, Hà Nội gặp phải trận úng lụt lớn vào đầu năm làm mất mùa, khiến nông nghiệp sụt giảm trong nửa đầu năm 2009. Năm 2009 kinh tế Thế giới cũng như Việt Nam rơi vào thời kỳ suy thoái, điều này cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội, nên 2009 tốc độ tăng của GDP có xu hướng giảm. Năm 2010 Hà Nội đã khắc phục được suy thoái kinh tế và tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao (11%). Tuy nhiên, tốc độ tăng này có xu hướng giảm vào các năm 2012,2013 (8,1%; 8.25%), đây cũng là giai đoạn tăng trưởng của cả nước chậm nhất trong 13 năm gần đây chỉ đạt trung bình 5,6%/năm [42].

Cơ cấu kinh tế Hà Nội cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm các ngành nông lâm ngư nghiệp. Ngành công nghiệp của Hà Nội tập trung vào 5 lĩnh vực chính là cơ - kim khí, điện - điện tử, dệt- may - da giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều

làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà...cũng dần phục hồi và phát triển.

Với vị trí địa lý thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân cư đông đúc, nguồn nhân lực dồi dào, Hà Nội có những tiềm năng to lớn cần được khai thác một cách có hiệu quả trong việc phát triển các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của NLĐ. Hiện nay,Hà Nội là thành phố có quy mô và kết quả kinh doanh đứng thứ hai trong cả nước, đồng thời cũng là thành phố đứng thứ hai trong cả nước về lao động, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 63 - 65)