Giải pháp về chủ thểcủa quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 154 - 163)

- Hình thức tương tác

3.3.1. Giải pháp về chủ thểcủa quan hệ lao động

Để cải thiện QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Hà Nội cần phải có các giải pháp nâng cao năng lực, vị thế của các chủ thể tham gia QHLĐ trong doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện một số giải pháp như: đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức của các chủ thể về QHLĐ; tăng cường công tác đào tạo về pháp luật lao động đối với cả NLĐ và NSDLĐ; tăng cường vai trò của tổ chức CĐCS trong các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.3.1.1. Đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức cho các chủ thể về quan hệ lao động

Như đã phân tích trong thực trạng, nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những hạn chế trong QHLĐ của các CTCP trên địa bàn Hà Nội hiện nay là tư duy và nhận thức của các chủ thể trong QHLĐ vẫn còn chưa đúng, đủ hoặc chậm so với thực tiễn phát sinh QHLĐ. Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp để đổi mới tư duy và nâng cao năng lực nhận thức các chủ thể, đặc biệt là NSDLĐ về bản chất, nội hàm của QHLĐ và vị trí của các chủ thể trong mối quan hệ này. Việc hiểu đúng, đủ bản chất,

nội dung của QHLĐ, ý nghĩa của việc tạo lập mối QHLĐ lành mạnh sẽ giúp tạo lập QHLĐ một cách hệ thống, bài bản.

Bản chất của QHLĐ trong nền KTTT là mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở tương tác giữa NLĐ và NSDLĐ, từ đó xác định nghĩa vụ mỗi bên phải thực hiện và lợi ích mà mỗi bên được hưởng trong quá trình hợp tác giữa hai bên.

Các nhà quản trị trong các CTCP trên địa bàn Hà Nội và tổ chức CĐCS tại đây cần có các chương trình hành động cụ thể trong việc đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức của các chủ thể về QHLĐ. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan và các tổ chức chính trị xã hội của Thành phố cùng kết hợp tham gia vào hoạt động này sẽ có tác động mạnh mẽ. Cần có những lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng nhận thức như:

Những vấn đề người lao động cần nhận thức được:

- Lợi ích mang lại cho NLĐ từ việc có được QHLĐ lành mạnh với NSDLĐ.

- Những qui định của pháp luật và sự cần thiết phải có tổ chức đại diện cho NLĐ. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn đối với việc đại diện cho NLĐ.

- Mối quan hệ tương quan giữa NLĐ và NSDLĐ trong QHLĐ. - Vai trò của Nhà nước trong QHLĐ cấp doanh nghiệp

- Các nội dung cơ bản của QHLĐ cấp doanh nghiệp: cơ chế hoạt động, đối thoại xã hội, TLTT, TCLĐ, đình công,…

- Những thiệt hại khi có TCLĐ xảy ra hay QHLĐ không lành mạnh.

Những vấn đề NSDLĐ cần nhận thức được:

- Lợi ích mang lại cho NSDLĐ từ việc có được QHLĐ lành mạnh với NLĐ.

- Những qui định của pháp luật và sự cần thiết phải có tổ chức đại diện cho NSDLĐ. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đại diện cho NSDLĐ.

- Mối quan hệ tương quan giữa NLĐ và NSDLĐ trong QHLĐ. - Vai trò của Nhà nước trong QHLĐ cấp doanh nghiệp.

- Các mô hình QHLĐ lành mạnh

- Cơ chế hai bên và cơ chế ba bên trong QHLĐ - Thiết chế điều chỉnh QHLĐ

- Lợi ích, các điều kiện đối thoại xã hội có hiệu quả, các cấp đối thoại xã hội, phương thức và nội dung đối thoại xã hội.

- Nội dung, hình thức TLTT,quy trình TLTT,điều kiện, kỹ năng TLTT đạt hiệu quả. - Phòng ngừa TCLĐ và cơ chế giải quyết TCLĐ.

Cách thức tổ chức thực hiện:

+/ Đối với NSDLĐ: Được chia thành 2 đối tượng:

1/ Đối với NSDLĐ của doanh nghiệp chuẩn bị được thành lập: Đưa những vấn đề trên thành một yêu cầu về nhận thức trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Để làm được vấn đề này cần có sự hỗ trợ và vào cuộc của cơ quan chính quyềnThành phố mà trực tiếp là Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

2/ Đối với NSDLĐ ở các doanh nghiệp đang hoạt động: Nên tổ chức các khóa tập huấn theo các nhóm doanh nghiệp chia theo lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. Các khóa tập huấn này được cấp chứng chỉ chứng nhận đã tham gia khóa học về QHLĐ đạt yêu cầu. Đây có thể được qui định như một chứng chỉ hành nghề Quản lý doanh nghiệp. Cách thức tổ chức có thể được giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc VCCI tổ chức với kinh phí do doanh nghiệp đóng góp. Thành phố có thể qui định vấn đề này vì đặc thù của Thủ đô, sau đó có thể kiến nghị nhân rộng mô hình cho cả nước.

+/ Đối với người lao động:

1/ Đối với lao động phổ thông mà doanh nghiệp tuyển dụng vào mới đào tạo hoặc làm công việc giản đơn: Các nội dung này có thể được kết hợp với chương trình định hướng cho NLĐ khi mới vào doanh nghiệp.

2/ Đối với những NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp: Các nội dung cơ bản của QHLĐ cấp doanh nghiệp có thể triển khai kết hợp với các chương trình đào tạo thường xuyên định kỳ hoặc theo chuyên đề của công ty. Đồng thời, các nội dung này có thể được đưa vào các kênh thông tin đến cho NLĐ như: Cẩm nang NLĐ; Thông qua hộp thư điện tử cá nhân; Đưa lên website chính thức của doanh nghiệp…Bên cạnh đó có thể lồng ghép vào các chương trình, các cuộc thi do công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công tổ chức trong các dịp thích hợp.

+/ Đối với cán bộ CĐCS: Đây là đội ngũ nòng cốt và là các hạt nhân trong việc tuyên truyền pháp luật và vấn đề QHLĐ hài hòa, ổn định. Do vậy, đội ngũ này

cần được trang bị một cách bài bản và đầy đủ. Công đoàn cấp trên của LĐLĐ Thành phố cần có kế hoạch tập huấn định kỳ cho đội ngũ này. Cần có sự đầu tư trong việc xây dựng nội dung và đặc biệt là lựa chọn người truyền tải cũng như phương pháp truyền tải hiệu quả. Hầu hết cán bộ CĐCS hiện nay trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đều là kiêm nghiệm, do vậy lựa chọn thời gian sao cho không ảnh hưởng đến công việc chính tại doanh nghiệp của họ. Bên cạnh đó phải xây dựng các kênh thông tin từ LĐLĐ thành phố đến các tổ chức cũng như cán bộ CĐCS một cách thường xuyên và tiện lợi.

3.3.1.2. Tăng cường sự hiểu biết cũng như đào tạo về pháp luật lao động cho người lao động

Như đã phân tích ở thực trạng, hiện nay nhiều cuộc đình công không tuân theo trình tự quy định trong Bộ Luật Lao động đang xảy ra (gọi là đình công không đúng theo trình tự quy định của pháp luật). Nguyên nhân phát sinh đình công này là do thiếu kinh nghiệm về đàm phán lành mạnh giữa NLĐ và NSDLĐ, do thiếu hiểu biết đầy đủ pháp luật lao động của NLĐ, do cơ chế pháp luật kém hiệu quả đối với việc vi phạm pháp luật và do áp dụng cơ chế đó.

Việc giáo dục người dân tôn trọng pháp luật là công việc của Chính phủ, các nội dung đào tạo dành cho NLĐ được Luật Công đoàn ghi rõ. Tuy nhiên, ở Việt Namđang có biến động nhanh về mặt KT-XH như hiện nay, có thể nói rằng việc xây dựng quan hệ công bằng giữa NLĐ và NSDLĐ và việc đưa công đoàn thành một tổ chức lành mạnh vẫn còn chậm trễ và khó khăn.

Nếu NLĐ và NSDLĐ cùng nhau thiết lập quan hệ hòa hợp, chỉ đạo thành lập và phát triển công đoàn, tổ chức đàm phán tập thể xây dựng QHLĐ hài hoà, xóa bỏ đình công không đúng theo trình tự quy định của pháp luật và đàm phán không theo trình tự. Nhật Bản trải qua nhiều kinh nghiệm trong quá khứ đã thiết lập được “quan hệ hài hòa giữa NLĐ và NSDLĐ”, có thể nói rằng điều này đã góp phần tạo ra sự phát triển kinh tế sau này. Vì vậy, cần phải nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ công bằng giữa NLĐ và NSDLĐ.

Cách thức tổ chức thực hiện:

Đối với các doanh nghiệp mà NSDLĐ mong muốn NLĐ có kiến thức pháp luật để đàm phán bình đẳng thì việc trang bị kiến thức pháp luật cho NLĐ rất thuận lợi. Có thể sử dụng các cách thức tổ chức cho NLĐ và cán bộ CĐCS như ở mục 3.3.1.1 (giải pháp nâng cao nhận thức).

Đối với các doanh nghiệp mà NSDLĐ không quan tâm hoặc không đầu tư cho vấn đề này thì việc trang bị kiến thức pháp luật cho NLĐ thuộc về CĐCS, tiếp đó là các cơ quan liên quan của chính quyền Thành phố và các tổ chức chính trị xã hội.

NLĐ nhiều khi cũng chưa nhận thức được mình cần phải hiểu biết kiến thức pháp luật để làm gì? Đặc biệt là những lao động phổ thông từ khu vực nông thôn đi làm việc ở khu đô thị và các khu công nghiệp. Hơn nữa, hầu hết họ đi làm với mong muốn có thu nhập ngay nên họ chỉ quan tâm đến công việc đang làm được hưởng lương bao nhiêu, họ không quan tâm nhiều đến các vấn đề khác. Chỉ khi có những vấn đề này sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ thì họ mới lưu tâm. Do vậy, việc trang bị kiến thức pháp luật cho đối tượng này phải phù hợp với điều kiện và tư tưởng của họ.

Đối với các đối tượng này, ngoài các biện pháp tuyên truyền thông dụng hiện nay, chính quyền Thành phố và các cơ quan chuyên môn liên quan nên tuyên truyền qua các áp phích pano được dựng cố định trước và trên đường vào các khu công nghiệp, các khu vực nhà ở công nhân, các khu dân cư có đông công nhân trọ. Nội dung trên các áp phích pano cần được lựa chọn các nội dung quan trọng như quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp đem lại cho NLĐ trong QHLĐ, các nội dung chủ yếu của QHLĐ cấp doanh nghiệp. Mỗi bảng không nên viết quá nhiều nội dung.

Bên cạnh các biện pháp nêu trên các cơ quan chuyên môn liên quan, các tổ chức chính trị xã hội có thể dựa vào các trang mạng xã hội để phổ biến pháp luật cho NLĐ theo các cách thức như trò chơi để tạo sự hấp dẫn, vì hiện nay hầu hết NLĐ đều có phương tiện công nghệ thông tin. Thông qua các qui định trong hồ sơ xin việc để có được những thông tin cần thiết. Kênh thông tin này đem lại nhiều lợi ích cho NSDLĐ trong việc xây dựng các chính sách trong doanh nghiệp.

3.3.1.3. Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong các công ty cổ phần trên địa bàn Hà Nội

Theo “Luật Công đoàn”: Khoản 3 điều 2: Công đoàn tổ chức, đào tạo và thúc đẩy để NLĐ hoàn thành vai trò là người chủ của đất nước, đồng thời có trách nhiệm trong việc người dân hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng và bảo về nước Cộng hòa XHCNViệt Nam. Khoản 2 điều 4: Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục NLĐ ý thức chấp hành và tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật, tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tài sản XHCN, lao động có kỷ luật, có năng suất và hiệu quả.

Chức năng của Công đoàn Việt Nam trong xây dựng CNXH khác hẳn về chất với việc bổ sung nhiều chức năng mới. Sự khác nhau đó là do giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn có vị trí, vai trò quan trọng trong hoàn cảnh lịch sử mới. Các chức năng chính bao gồm:Chức năng tham gia quản lý; Chức năng giáo dục; Chức năng bảo vệ lợi ích của NLĐ.

Cách thức tổ chức thực hiện:

Để thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý, tổ chức CĐCS tại các CTCP trên địa bàn Hà Nội cần đẩy mạnh những nội dung hoạt động cụ thể như sau:

+ Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và NLĐ là biện pháp tổng hợp nhất để họ trực tiếp tham gia quản lý. Vận động, tổ chức công nhân, viên chức và NLĐ tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ công tác, tham gia quản lý lao động, tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công nhân, viên chức và lao động.

+ Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng của công nhân, viên chức và NLĐ.

+ Công đoàn tham gia trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý mới. + Công đoàn tham gia trong việc quản lý vật tư, kỹ thuật, tài chính nhằm giảm mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm.

+ Công đoàn tham gia trong việc xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ.

+ Công đoàn tham gia tổ chức đại hội công nhân viên chức, lao động hàng năm. Để thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý, tổ chức CĐCS tại các CTCP trên địa bàn Hà Nội cần chú trọng đến việc phát huy tiềm năng của NLĐ, phát huy sáng kiến, cùng lãnh đạo doanh nghiệp tìm nguồn vốn, thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho NLĐ. Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, doanh nghiệp nhằm chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

Chức năng giáo dục: Một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện chức năng giáo dục của công đoàn là làm cho NLĐ nhận thức đầy đủ về lơi ích cá nhân phải gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lợi ích chung của cộng đồng. Muốn có lợi ích phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Từ đó, củng cố kỷ luật lao động, không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng ý thức tự nguyện, tự giác trong lao động, công tác.

Nội dung chức năng giáo dục của công đoàn trong giai đoạn hiện nay cần được mở rộng theo hướng toàn diện, nhất là truyền bá lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển nền KTTT định hướng XHCN; tình hình quốc tế và khu vực; giáo dục pháp luật, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo dức mới cho công nhân, viên chức và NLĐ.

Chức năng bảo vệ lợi ích của NLĐ: Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, phát triển nền KTTT định hướng XHCN, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài,… được khuyến khích hoạt động làm cho xu hướng thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân rõ nét, số lượng công nhân khu vực ngoài Nhà nước có xu hướng tăng lên. Quan hệ chủ thợ, tình trạng bóc lột, ức hiếp NLĐ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có xu hướng phát triển.

Bên cạnh các biện pháp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao nhận thức cho chủ doanh nghiệp thì cần thực hiện các biện pháp để tăng cường năng lực đại diện của ban chấp hành CĐCS ở các doanh nghiệp

ngoài Nhà nước. Như đã phân tích ở chương 2, CĐCS ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ NLĐ (thương lượng tiền lương, thưởng, các khoản phúc lợi cho NLĐ,...và nguyên nhân của việc công đoàn chưa thực hiện tốt vai trò đại diện NLĐ, bảo vệ quyền lợi của NLĐ là tổ chức công đoàn chưa đủ mạnh (NLĐ, công đoàn vẫn ở vị trí yếu thế hơn so với NSDLĐ) và năng lực của cán bộ công đoàn còn hạn chế về kỹ năng thương lượng, kiến thức về nghiệp vụ lao động – tiền lương.

Do đó, tổ chức CĐCS tại các CTCP trên địa bàn Hà Nội cần tìm các biện pháp để tăng cường chức năng đại diện của ban chấp hành CĐCS nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn vai trò quan trọng là đại diện NLĐ, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

- Tập trung phát triển tổ chức công đoàn tại cơ sở, đảm bảo tiếng nói độc lập tương đối với NSDLĐ tại các CTCP trên địa bàn Hà Nội.

- Nâng cao năng lực đại diện trực tiếp của NLĐ trong cơ chế 2 bên, cụ thể là nâng cao các kỹ năng: chăm lo đời sống, phúc lợi, an sinh xã hội của NLĐ trong doanh nghiệp; đàm phán, thương lượng và thoả thuận về TƯLĐTT để bảo vệ lợi ích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 154 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w