Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 146 - 148)

- Hình thức tương tác

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Công tác quản lý Nhà nước về QHLĐ còn nhiều bất cập: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được quan tâm đúng mức và chưa hiệu quả; hệ thống giám sát, thanh kiểm tra còn mỏng; các chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.

- Các giải pháp nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng trong QHLĐ cho các bên chưa đem lại hiệu quả thiết thực.

- Quan hệ cung cầu lao động trên TTLĐ còn mất cân đối. Sự vận động của thị trường còn nặng tính tự phát.

- Quá trình tiếp tục đô thị hóa của Hà Nội diễn ra nhanh đã buộc một số lượng lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển vào làm việc trong lĩnh vực khác nên chưa bắt kịp với yêu cầu thực tế.

- Chưa có một hệ thống pháp luật về QHLĐ đảm bảo cho sự phát triển của QHLĐ lành mạnh trong doanh nghiệp.

- Cán bộ CĐCS chủ yếu là kiêm nhiệm, vẫn hưởng lương từ doanh nghiệp nên còn phụ thuộc nhiều vào NSDLĐ. Cho nên, vai trò của CĐCS rất mờ nhạt.

- Thiết chế QHLĐ chưa phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh, quản lý và thúc đẩy phát triển QHLĐ lành mạnh. Thiết chế đại diện cho các bên chưa hoàn thiện, hoạt động của CĐCS còn phụ thuộc NSDLĐ.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Không nhiều doanh nghiệp đặt nền móng cho sự phát triển của doanh nghiệp bằng yếu tố VHDN. Nhiều doanh nghiệp còn “chụp giật, cơ hội”, chưa có trách nhiệm với xã hội, khách hàng và cả NLĐ.

- Chính sách nhân sự của các doanh nghiệp nói chung và các CTCP trên địa bàn Hà Nội còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp trong xây dựng.

- NSDLĐ chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động, chưa quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Nhiều khi còn tìm cách lách luật và kéo công đoàn về phía mình.

- NLĐ còn hạn chế về nhận thức, về hiểu biết chính sách, pháp luật lao động. - Cả NLĐ và NSDLĐ có hiểu biết và nhận thức về QHLĐ còn hạn chế và không tương đồng.

- Các chủ thể chưa chủ động đối thoại để xây dựng QHLĐ hài hòa nhằm cùng gia tăng lợi ích cho các bên.

Tóm lại, chương 2 luận án trên cơ sở vận dụng cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở

chương 1 và nghiên cứu khái quát tình hình các CTCP trên địa bàn Hà Nội, đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng QHLĐ và các nhân tố ảnh hưởng trong các CTCP trên địa bàn Hà Nộitrong giai đoạn hiện nay theo các nội dung: năng lực của chủ thể, cơ chế tương tác và hình thức tương tác để từ đó rút ra đánh giá chung và tìm nguyên nhân tồn tại của thực trạng làm luận cứ cho chương 3 của luận án.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ LAO ĐỘNGTRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w