Các chủ thểcủa quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 41)

7. Kết cấu của luận án

1.2.1. Các chủ thểcủa quan hệ lao động

Các chủ thểcủa QHLĐ là những cá nhân hay tổ chức tham gia vào quá trình tương tác trong QHLĐ ở các cấp khác nhau như cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Có ba chủ thể tham gia vào các mối quan hệ này là: - Người lao động và tổ chức đại diện của họ (công đoàn, nghiệp đoàn);

- Người sử dụng lao động (giới chủ) và tổ chức đại diện của họ (liên đoàn giới chủ sử dụng lao động…);

Trên phạm vi quốc gia, các chủ thể này còn được gọi là các đối tác xã hội trong QHLĐ.

1.2.1.1.Người lao động và tổ chức đại diện của người lao động

NLĐ được hiểu là những người tham gia vào một hợp đồng lao độngmà theo đó họ phải thực hiện một công việc nhất định, được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết để làm và được nhận một số tiền nhất định theo hợp đồng đã thỏa thuận, phù hợp với qui định của pháp luật.

NLĐ là người trực tiếp cung cấp sức lao động – một yếu tố sản xuất mang tính quyết địnhvà cũng là một dạng dịch vụ/hàng hóa đặc biệt của nền sản xuất xã hội. Trong điều kiện của nền KTTT, tính chất lao động của NLĐ có nhiều thay đổi, NLĐ phải không ngừng hoàn thiện năng lực của bản thân để thích ứng với yêu cầu mới của công việc trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, vì sức ép việc làm, kèm theo việc không sở hữu tư liệu sản xuất, NLĐ thường ở vị thế yếu hơn so với NSDLĐ. Vì vậy, cần có sự ra đời của tổ chức đại diện cho quyền lợi của NLĐ.

Công đoàn là tổ chức đại diện cho NLĐ trong phạm vi QHLĐ, có cơ cấu chính thức và mục tiêu rõ ràng. Công đoàn hoạt động với các chức năng chủ yếu là bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của NLĐ; giáo dục và giúp NLĐ phát triển ý thức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật; tham gia quản lý doanh nghiệp, QLNN để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Công đoàn là biểu tượng cụ thể của sự đoàn kết, của mối liên hệ giữa người với người trong quá trình làm việc.

Cần thiết phải có tổ chức đại diện cho NLĐ vì một số lý do sau đây: - Giữa NLĐ và NSDLĐ luôn có mâu thuẫn về quyền và lợi ích.

QHLĐ được tạo nên bởi mối quan hệ giữa các chủ thể trên TTLĐ với những mục đích và động cơ làm việc riêng. NSDLĐ mong muốn tăng lợi nhuận, còn NLĐ mong muốn có công ăn việc làm, tiền lương cao và ổn định để trang trải cuộc sống. Vì thế, hai chủ thể này cùng dựa vào nhau để mưu cầu những lợi ích chung và riêng cho mình. Về bản chất, quyền và lợi ích riêng của hai chủ thể này luôn có những mâu thuẫn. NSDLĐ luôn tìm mọi cách để giảm các chi phí như: tiền lương, cải thiện điều kiện làm việc...hoặc tăng thời gian làm việc, sa thải NLĐ khi không cần thiết...Ngược lại, NLĐ mong muốn được tăng lương, giảm thời gian làm việc, cải

thiện điều kiện làm việc...và đòi hỏi các quyền lợi khác như: quyền được bảo hiểm, quyền được làm việc và nghỉ ngơi hợp lý...

- Cá nhân NLĐ thường yếu thế hơn so với NSDLĐ, nếu không liên kết, quyền và lợi ích của họ có thể bị xâm hại.

Do không sở hữu tư liệu sản xuất và do sức ép về việc làm, đa số NLĐluôn có vị thế yếu hơn so với NSDLĐ. Vì thế, nếu chỉ dựa vào cá nhân, NLĐ sẽ khó đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Do đó, họ cần phải đoàn kết, tập hợp nhau lại, tạo nên sức mạnh đấu tranh với NSDLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Chính sự đoàn kết và tập hợp của những NLĐ đã cho ra đời một tổ chức đại diện của họ là tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn (dưới đây gọi chung là công đoàn). Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của NLĐ, do NLĐ tự nguyện thành lập và bầu ra ban lãnh đạo bằng cách bỏ phiếu trực tiếp và dân chủ.

- Thành lập tổ chức công đoàn sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích chung của NLĐ thông qua các công cụ hoạt động của tổ chức này.

Là tổ chức đại diện cho NLĐ, công đoàn tham gia vào các quan hệ phát sinh trong lao động với tư cách bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo cho QHLĐ được công bằng, hài hoà và ổn định.

Trong phạm vi doanh nghiệp, do luôn tồn tại mâu thuẫn về lợi ích trực tiếp giữa chủ và thợ, NLĐ liên kết thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích của các công đoàn viên. Ở phạm vi ngành, do có những yếu tố đặc thù về điều kiện lao động, khả năng tăng trưởng..., các yếu tố “nhạy cảm” như làm việc trong điều kiện nặng nhọc - độc hại nhưng không được hưởng lương cao hơn bình thường; mức độ tăng trưởng và lợi nhuận của ngành cao nhưng NLĐ không được “chia sẻ”... luôn được đặt ra. Sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích ở đây đòi hỏi phải được giải quyết. Để kết quả giải quyết vấn đề có lợi cho NLĐ, cần thiết phải có tổ chức đại diện cho họ ở cấp ngành.

Ở cấp quốc gia, NLĐ cần có “tiếng nói” của mình trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để điều tiết QHLĐ. Do vậy, họ cần có tổ chức đại diện cho mình ở cấp quốc gia. Tổ chức đại diện này sẽ là tổ chức được thành lập trên cơ sở liên kết các tổ chức công đoàn. Điều tương tự cũng xảy ra với các tổ chức đại diện cho NLĐ cấp khu vực và quốc tế.

 Công đoàn được thành lập (được bầu, được lựa chọn) một cách tự do bởi những NLĐ hoặc các đại diện (tổ chức đại diện) của họ. Những NLĐ tham gia tổ chức này đều tự nguyện.

 Công đoàn nói lên tiếng nói của hầu hết những NLĐ trong phạm vi hoạt động của mình để tạo sự tin cậy và thừa nhận đối với tổ chức của mình.

 Công đoàn có quan hệ tốt với các thành viên để đảm bảo thực hiện những quyền và lợi ích của họ.

 Công đoàn được tập thể NLĐ trao quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyền và lợi ích chung của NLĐ. Những quyền này được quy định trong Quy chế hoặc Điều lệ hoạt động của tổ chức công đoàn.

 Công đoàn đại diện cho quyền và lợi ích của tập thể NLĐ khi tham gia đàm phán với NSDLĐ hoặc đại diện của họ trong cơ chế hai bên. Trong các thoả ước cấp ngành, cấp doanh nghiệp, công đoàn sẽ tham gia đàm phán trực tiếp với NSDLĐ nhằm nâng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc... Trên bàn đàm phán, công đoàn sẽ nói tiếng nói chung của NLĐ. Khi tham gia cơ chế hai bên, công đoàn đôi khi không phải chỉ đại diện cho quyền lợi của các thành viên của mình, mà còn đại diện cho nhóm lớn hơn có liên quan, khi được nhóm này tự nguyện trao quyền.  Công đoàn đại diện cho NLĐ khi tham gia vào cơ chế ba bên ở cấp quốc gia hoặc

cấp địa phương. Ở những quốc gia tồn tại nhiều tổ chức công đoàn, các tổ chức đại diện này sẽ chọn ra một hoặc một số tổ chức có tính đại diện nhất ở cấp quốc gia đại diện cho đông đảo NLĐ để tham gia vào cơ chế ba bên. Những nội dung tham gia giải quyết của công đoàn khi tham gia vào cơ chế ba bên là những vấn đề thuộc về chính sách, luật pháp liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ.

 Công đoàn đại diện cho NLĐ trong nước tham gia một số tổ chức đại diện cho NLĐ quốc tế hoặc khu vực nhằm đưa các vấn đề quyền và lợi ích của NLĐ trong nước trên các diễn đàn quốc tế, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trên bình diện quốc tế. Khi tham gia các tổ chức quốc tế, họ còn có dịp khai thác kinh nghiệm của công đoàn quốc tế về phổ biến cho công đoàn trong nước để nâng cao hiệu quả hoạt động cho công đoàn.

 Tại một số quốc gia có nền kinh tế thị trường, hình thành nhiều tổ chức công đoàn thường cử ra một tổ chức đại diện nhất để đại diện cho NLĐ trong nước khi tham

gia diễn đàn ba bên ở cấp quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong nước.

Ở Việt Nam theo điều 1 Luật Công đoàn nêu rõ “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam...”

Về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam được qui định rõ tại điều 7 Luật Công đoàn: “Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng LĐLĐViệt Namvà công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam” [27].

Theo điều 9, Điều lệ Công đoàn Việt Namqui định hệ thống công đoàn được tổ chức thành 4 cấp gồm: 1.Cấp Trung ương: Tổng LĐLĐViệt Nam; 2. LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành trung ương và tương đương (gọi chung là LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương); 3. LĐLĐ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác (gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở); 4. CĐCS, nghiệp đoàn (gọi chung là CĐCS).

Như vậy, ở Việt Nam công đoàn là tổ chức chính trị xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng LĐLĐViệt Nam. Hệ thống các cấp được tổ chức theo địa phương, theo ngành, theo khu vực kinh tế. Từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sởlà các tổ chức làm công đoàn chuyên trách và được Nhà nước hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất. Còn hầu hết CĐCS làm công đoàn kiêm nhiệm [39]. Đây cũng là đặc thù riêng của hệ thống công đoàn của Việt Nam.

1.2.1.2. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ

NSDLĐ được hiểu là người sở hữu vốn, là người chủ hợp đồng (nên còn gọi là giới chủ). Trong nền kinh tế hiện đại đã có nhiều thay đổi, NSDLĐ không nhất thiết phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, mà chỉ cần họ có quyền tuyển dụng, sử dụng, sa thải lao động. Vì vậy, trong pháp luật lao động của một số nước, tất cả những

người đang làm công tác quản lý (Tổng giám đốc, Giám đốc,...) đều được gọi là NSDLĐ. Có quan điểm khác cho rằng,NSDLĐ không phải là những con người cụ thể theo nghĩa đen mà là đại diện cho tổ chức tham gia vào các cuộc TLTT với công đoàn. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách tổng quát NSDLĐ là người đại diện hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp và có quyền tuyển dụng, sử dụng, sa thải lao động, đó là người trực tiếp làm chủ thể cùng NLĐ trong HĐLĐ được ký kết.

NSDLĐ có quyền tuyển chọn, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu kinh doanh; sa thải, khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.

NSDLĐ có quyền cử đại diện để thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong doanh nghiệp hoặc TƯLĐTT ngành; có trách nhiệm cộng tác với công đoàn bàn bạc các vấn đề về QHLĐ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ. Đồng thời NSDLĐ có nghĩa vụ thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT và những thỏa thuận khác với NLĐ, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với NLĐ.

Các Hiệp hội giới chủ (đại diện cho NSDLĐ) ra đời, hoạt động bằng kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp thành viên và đảm nhận các vai trò bảo vệ quyền lợi của hội viên, đào tạo cho giới chủ về khía cạnh nghề nghiệp, đối thoại với Nhà nước và các phương tiện truyền thông đại chúng, tạo đối trọng với công đoàn.

Việc ra đời của tổ chức đại diện cho NSDLĐ được thúc đẩy bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân bao trùm của việc ra đời tổ chức đại diện NSDLĐ là để bảo vệ và tăng cường quyền, lợi ích của NSDLĐở trên bìnhdiện quốc tế, quốc gia, ngành, nghề, khu vực.

Rõ ràng, dù làNLĐ hay NSDLĐ, mỗi bên đều muốn tối đa hoá quyền và lợi ích của mình. Điều đó chỉ đạt được khi họ làm tăng vị thế của mình qua việc tạo sự liên kết vì một mục tiêu chung thông qua một tổ chức đại diện. Sự liên kết đó, một mặt, tạo ra sức mạnh cho họ trên bàn đàm phán,thương lượng với các bên khác trong QHLĐ; mặt khác, giúp họ thúc đẩy sự phát triển lẫn nhau thông qua các chương trình hành động cụ thể như: xây dựng định hướng phát triển chung, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, các mục tiêu thương mại, mục tiêu thuế quan v.v...Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc NSDLĐ buộc phải thành lập tổ chức đại diện cho mình ở phần lớn các quốc gia là

sức ép phải đàm phán do chính các cuộc đấu tranh của NLĐ tạo ra, hay nói một cách khác, do sức ép phải thương lượng với đại diện của NLĐ. Về thực chất, đây cũng là nguyên nhân xuất phát từ vấn đề quyền và lợi ích.

Ở một số quốc gia, sự hình thành của tổ chức đại diện NSDLĐ được thúc đẩy bởi một số nguyên nhân không xuất phát từ nhu cầu thương lượng với tổ chức đại diện của NLĐ, song xét về mục đích thành lập, cơ bản vẫn là việc bảo vệ và tăng cường quyền và lợi ích của NSDLĐ. Ở góc độ ngành, nghề, khu vực, do có những đặc thù riêng về điều kiện sản xuất kinh doanh, NSDLĐ cần có tổ chức đại diện của mình để đàm phán hiệu quả trong các cuộc thương lượng với công đoàn cùng cấp, đồng thời, tạo ra sức mạnh tập thể trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của các thành viên. Xét từ góc độ quốc gia, NSDLĐ cần có sự liên kết thông qua việc liên kết các tổ chức đại diện hoặc thành lập, lựa chọn tổ chức đại diện nhất cho mình để tham gia vào cơ chế ba bên trong việc xây dựng chính sách và pháp luật lao động hoặc để đàm phán, thương lượng, hoặc thực hiện các mục tiêu thương mại và mục tiêu chung khác của NSDLĐ.

Trên bình diện quốc tế, việc liên kết các tổ chức đại diện cho NSDLĐ có mục đích tác động vào các Công ước, Khuyến nghị... quốc tế về QHLĐ, qua đó tạo ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách, pháp luật quốc gia; tăng cường sự hội nhập của các doanh nghiệp vào thị trường quốc tế.

Sự cần thiết của việc thành lập các tổ chức đại diện cho NSDLĐ tuỳ thuộc vào thể chế kinh tế và chế độ chính trị xã hội, được quy định bởi luật pháp. Chẳng hạn, sự cần thiết của tổ chức này hầu như không có ở nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoặc ở các chế độ phong kiến và tiền phong kiến, song lại rất cao ở các nền KTTT mang tính toàn cầu hoá hiện nay.

Tính đại diện của tổ chức đại diện cho NSDLĐ được thể hiện trong một số điểm sau:

 Tổ chức đại diện cho NSDLĐ được thành lập (được bầu, được lựa chọn) một cách tự do bởi các chủ sử dụng lao động hoặc các đại diện của họ.

 Tổ chức đại diện cho NSDLĐ nói lên tiếng nói của hầu hết những NSDLĐ tham gia tổ chức của mình, hay đa số những người này, để tạo sự tin cậy và thừa nhận đối với tổ chức của mình.

 Tổ chức đại diện cho NSDLĐ có quan hệ tốt với các thành viên của mình để đảm bảo thực hiện những lợi ích và các ý tưởng của các thành viên.

 Tổ chức đại diện cho NSDLĐ được các thành viên tham gia trao quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyền và lợi ích của NSDLĐ.

 Tổ chức đại diện cho NSDLĐ đại diện cho quyền và lợi ích của các thành viên khi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w