Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 103 - 120)

- Hình thức tương tác

2.3.1.Các nhân tố khách quan

2.3.1.1. Pháp luật về quan hệ lao động

Bộ Luật Lao động là văn bản quy phạm pháp luật chính điều chỉnh QHLĐ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. Đến nay, Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần (năm 2002, 2006, 2007 và năm 2012).

Bộ Luật Lao động 2012 ra đời với nhiều điểm đổi mới đã tạo hành lang pháp lý rất quan trọng cho sự phát triển của QHLĐ theo hướng lành mạnh ở các doanh nghiệp nói chung và CTCP trên địa bàn Hà Nội nói riêng.

Ví dụ: Điều 19 Bộ luật Lao động 2012 đã bổ sung quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao HĐLĐ. Theo đó, trước khi giao kết HĐLĐ, NSDLĐ phải cung cấp thông tin cho NLĐ về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ATLĐ, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, BHXH, BHYT, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ mà NLĐ yêu cầu. Còn NLĐ phải cung cấp thông tin cho NSDLĐ về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến nội dung giao kết trong HĐLĐ mà NSDLĐ yêu cầu. Đây là một

quy định mới đòi hỏi hai bên liên quan phải chia sẻ thông tin ngay từ lúc bắt đầu thiết lập quan hệ và duy trì trong suốt quá trình làm việc để hạn chế TCLĐ.

Đi kèm theo Bộ Luật, Chính phủ cũng đã ban hành hơn 30 Nghị định, Bộ LĐTBXH, các ngành hữu quan cũng đã ban hành 70 Thông tư hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều quy tắc căn bản của QHLĐ chưa được hướng dẫn thực hiện. Chưa hoàn toàn tạo ra được nền móng pháp luật đồng nhất, thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh của các QHLĐ.

Cụ thể luật pháp về QHLĐ đang chủ yếu điều chỉnh quá trình tương tác giữa các chủ thể tham gia QHLĐ, không điều chỉnh những vấn đề cụ thể, thiếu nhiều cấu phần liên quan đến hai chủ thể trong QHLĐ và sự tương tác giữa hai chủ thể này. Những nội dung hiện có trong Bộ Luật Lao động cũng đã phần nào thể hiện được những ý tưởng cơ bản của QHLĐ trong nền KTTT, tuy nhiên còn khó khăn trong việc vận vào thực tiễn (ví dụ: hoạt động tương tác thông qua đối thoại còn hình thức và chiếu lệ, các cuộc đình công không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục,…)

Pháp luật lao động hiện nay cũng còn có nhiều điểm khó thực hiện trong thực tế. Tham vấn là hoạt động rất cần thiết trong QHLĐ, là bước thứ hai trong đối thoại (thông tin - tham vấn và thương lượng). Theo qui định của pháp luật hiện hành, tham vấn là hoạt động mang tính chất tự nguyện và kết quả của nó không có tính ràng buộc nên các bên dễ tham gia, dễ thực hiện hơn so với thương lượng. Nhưng ở nước ta, nhiều năm qua cho thấy, cơ chế tham vấn chưa trở thành phổ biến trong QHLĐ, chủ yếu diễn ra khi áp lực TCLĐ có bùng phát.

Thiết chế hỗ trợ cho hai bên trong QHLĐ để tăng cường năng lực đối thoại, thương lượng chưa phát huy kết quả, cho nên trong một số trường hợp Nhà nước phải đứng ra tổ chức, thu xếp và cùng hai bên đối thoại, thương lượng, giúp cho quá trình này mang lại kết quả thực sự và hiểu biết lẫn nhau.

QHLĐ ở Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển nên các bên nhận thứcvề tầm quan trọng của thiết chế này chưa cao. Mặt khác, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về lao động còn phức tạp; Cơ chế 3 bên chưa được pháp luật qui định cụ thể.

Khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức đại diện hình thành và hoạt động còn bất cập như: Căn cứ pháp lý cho tổ chức đại diện NSDLĐ chưa đủ; Việc hướng dẫn thi hành luật còn chậm.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động còn nhiều hạn chế; thanh tra, kiểm tra và giám sát thực thi pháp luật QHLĐ chưa đáp ứng được yêu cầu; Quản lý Nhà nước về QHLĐ chưa tập trung vào một đầu mối; Các thiết chế hỗ trợ hiện tại chưa phát huy được hiệu quả (hoà giải, trọng tài, xét xử); Cơ chế tham vấn chưa đủ mạnh và chưa ngang tầm với sự phát triển (cơ chế 3 bên). Công tác thanh tra, kiểm tra các vấn đề có liên quan đến QHLĐ còn nhiều hạn chế.

Kết quả điều tra của tác giả, ý kiến của NSDLĐ và NLĐ tại các CTCP trên địa bàn Hà Nội về pháp luật về QHLĐ thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Kết quả điều tra hiểu biết về pháp luật QHLĐcủa NLĐ và NSDLĐ tại các CTCP ở Hà Nội

TT Nội dung ĐBQ CTCP nhóm 1 ĐBQ CTCP nhóm 2 ĐB Q

1 Nắm vững các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng lao động (đối với NSDLĐ)

2,85 2,63 2,74 2 Nắm vững quy định của pháp luật lao động để

bảo vệ quyền lợi của chính mình (đối với NLĐ)

2,32 2,50 2,41 3 Pháp luật về QHLĐ đảm bảo tạo thuận lợi cho

QHLĐ trong doanh nghiệp

2,98 2,68 2,83

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế của tác giả (Trong đó: CTCP nhóm 1 là CTCP được thành lập theo Luật Doanh nghiệp

CTCP nhóm 2 là CTCP từ DNNN chuyển đổi)

Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều điểm tương đồng giữa hai nhóm CTCP: - Hiểu biết pháp luật lao động của cả hai chủ thể trong QHLĐ còn hạn chế. - NLĐ trong cả hai nhóm CTCP có hiểu biết về pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở mức độ yếu. Mặc dù họ đều có nhận thức cần nắm vững quy định của pháp luật lao động (chiếm 86,7%) nhưng mức độ hiểu biết quy định của pháp luật lao động để bảo vệ quyền lợi của chính mình chỉ đạt 2,41/5. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này ngoài xuất phát từ NSDLĐ, còn là vai trò của tổ chức công đoàn (cá biệt có công ty còn chưa có tổ chức công đoàn) và của các cơ quan chức năng có liên quan. NLĐ chưa có ý thức trong việc nghiên cứu, tìm hiểu để có được kiến

thức về lĩnh vực này. Kết quả này không có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm CTCP được khảo sát với ĐBQ,nhóm 1 là2,32/5 và nhóm 2 là 2,50/5.

- Đối với NSDLĐ, kết quả điều tra cũng cho thấy mức độ hiểu biết ở mức trung bình yếu. Họ chưa nắm vững các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng lao động (ĐBQ 2,74/5; cụ thể 2,85/5 với CTCP thành lập theo Luật Doanh nghiệp và 2,63/5 với CTCP từ DNNN chuyển đổi). Điều này gây không ít khó khăn cho quá trình thiết lập và vận hành hệ thống QTNS tại các công ty này, làm ảnh hưởng đến việc tạo lập và duy trì QHLĐ lành mạnh.

- Các công ty được điều tra cũng nhận thấy pháp luật của Nhà nước về QHLĐ chưa thực sự tạo thuận lợi cho các công ty trong thúc đẩy QHLĐ lành mạnh. Trong đó, nhóm các CTCP thành lập theo Luật Doanh nghiệp có đánh giá cao hơn về vấn đề này, xấp xỉ mức trung bình, còn nhóm các CTCP từ DNNN chuyển đổi cho rằng mặc dù nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành nhưng chưa dễ hiểu, dễ ứng dụng trong thực tế, còn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong triển khai thực hiện.

Phân tích trên cho thấy, trong thời gian tới, rất cần một môi trường pháp luật tương đối hoàn chỉnh cho sự hoàn thiện QHLĐ trong các doanh nghiệp nói chung và CTCP trên địa bàn Hà Nội nói riêng, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội cần có thêm các giải pháp để hỗ trợ nâng cao nhận thức cho NSDLĐ và NLĐ trong các CTCP về pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng lao động kết hợp với sự chủ động tích cực của các công ty này.

2.3.1.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Đây cũng được coi là điểm thuận lợi tác động đến QHLĐ của các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đó là truyền thống coi trọng học vấn, coi trọng tri thức của xã hội; mặt bằng trình độ dân trí ngày càng được nâng cao; phân công lao động trong xã hội ngày càng sâu sắc. Chính phủ đã quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là ngày doanh nhân Việt Nam, “Sao vàng đất Việt”... ghi nhận những doanh nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho xã hội và cho đất nước. Những chuyển biến trong KT-XH của đất

nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã cho ra đời ngày càng nhiều những lớp doanh nhân mới, trẻ về tuổi đời nhưng năng động, sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương trình của Thành ủy về phát triển văn hóa, xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được đẩy mạnh thực hiện, công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là các di sản văn hóa được triển khai tích cực.

Năm 2012, mặc dù đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn hơn dự báo, nhưng với sự nỗ lực cố gắng của hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, KT-XH, quốc phòng an ninh của Thành phố và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Những kết quả trên có tác động không nhỏ tới việc thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa- xã hội.

Trong điều kiện tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng lĩnh vực văn hóa - xã hội vẫn đạt những kết quả nổi bật:

An sinh xã hội và phúc lợi xã hội vẫn được đảm bảo, các quỹ về chính sách, an sinh xã hội được bảo toàn và phát triển; công tác giải quyết việc làm, giải quyết chính sách cho lao động thất nghiệp được quan tâm; công tác đào tạo nghề, nhân cấy nghề, truyền nghề chất lượng được thực hiện tốt, ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội;

Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi, đa dạng, đáp ứng yêu cầu chính trị của Thủ đô; phong trào xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiếp tục được quan tâm triển khai. Cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh có nhiều tiến bộ. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao đạt được nhiều huy chương;

Giáo dục đào tạo tiếp tục được duy trì và phát triển. Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và có nhiều tiến bộ; việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh; Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Quyết liệt triển khai xây dựng một số trường công lập ở một số phường còn thiếu; hoàn thành chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT, đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi tăng; học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế tăng về số lượng, nâng hạng huy chương.

Lĩnh vực y tế tiếp tục được quan tâm, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám chữa bệnh, chăm sóc phục vụ người bệnh có nhiều tiến bộ; thực hiện tốt các

chương trình y tế. Công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, không để xảy ra ngộ độc lớn trên địa bàn;

Lĩnh vực Thông tin - truyền thông, công tác Dân tộc, Tôn giáo, tuy chưa được đánh giá sâu trong báo cáo của UBND Thành phố nhưng trong quá trình theo dõi, giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội thấy rằng, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt được những kết quả tích cực: Các ứng dụng thông tin, truyền thông góp phần tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước, trong giải quyết thủ tục hành chính, trong phát triển KT-XH…công tác dân tộc, tôn giáo được triển khai đồng bộ, hiệu quả; các chính sách về dân tộc, tôn giáo được giải quyết kịp thời đã góp phần ổn định và đảm bảo an sinh xã hội.

Kết quả trên có tác động tích cực trong việc tạo môi trường cho sự phát triển của VHDN, mà ở đó sẽ tạo nền tảng cho sự ra đời và phát triển của QHLĐ lành mạnh trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố có tác động tiêu cực như: xuất phát điểm là một nền kinh tế nông nghiệp, những ảnh hưởng tâm lý thời bao cấp còn rơi rớt,…

2.3.1.3. Điều kiện kinh tế vĩ mô

Trong hơn hai thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Quá trình tăng trưởng này chủ yếu là do việc mở cửa thị trường mang lại, giúp chúng ta tận dụng được lợi thế so sánh chủ yếu là lao động dồi dào và giá rẻ. Quá trình mở cửa của nền kinh tế để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới bắt đầu từ việc Việt Nam chính thức gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tiếp đến là kí Hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ năm 2001. Đặc biệt quá trình mở cửa và hội nhập đầy đủ, toàn diện được đánh dấu bằng việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.

Riêng với Hà Nội, tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 10,73%/năm, trong đó, dịch vụ 10,35%, Công nghiệp - Xây dựng 12,78%, Nông nghiệp 2,62%. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Dịch vụ được: ưu tiên phát triển và là ngành có giá trị tăng thêm lớn, tăng trưởng bình quân đạt 10,35%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6%/năm trong đó xuất khẩu địa

phương tăng 36,4%/năm. Nhập siêu từng bước được kiểm soát. Kim ngạch nhập khẩu tăng 14,7%/năm, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 15,1%/năm.; Công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển theo hướng có chọn lọc, tập trung vào các ngành được ưu tiên đầu tư và các ngành có trình độ công nghệ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 tăng trung bình 17,2%. Ngành xây dựng tăng trưởng liên tục, giá trị tăng thêm trung bình tăng 12,2%/năm, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng các ngành sản xuất và dịch vụ. Giai đoạn 2006 - 2010, tổng diện tích nhà ở xây mới đạt gần 11 triệu m2. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn đã đạt được kết quả nhất định và vẫn duy trì sự tăng trưởng. Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản trên 1 ha tăng, năm 2010 đạt 141 triệu đồng/ha. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Tổng sản lượng lương thực vẫn đạt trên 1 triệu tấn/năm. Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tốt, liên tục vượt dự toán được giao hàng năm. Tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân đạt 25,3%/năm. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển được chú trọng. Hà Nội luôn là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công tác xã hội hóa đầu tư được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng liên tục, bình quân đạt 33%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt gần 600 nghìn tỷ đồng.

Kinh tế Hà Nội năm 2012 duy trì tăng trưởng, nhưng thấp hơn kế hoạch và mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,2%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2012 tăng 5,1% so cùng kỳ. Năm 2012, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012 đạt 232.658,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011. Đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: đạt khoảng 41.348,4 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 103 - 120)