Thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 179 - 184)

- Hình thức tương tác

3.4.6.Thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động

Ký kết và kết thúc

3.4.6.Thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động

TTLĐ với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường các yếu tố sản xuất, và là bộ phận có chi phối mạnh mẽ đến QHLĐ trong doanh nghiệp.

TTLĐ ở Việt Nam đang ở giai đoạn hình thành và phát triển, chịu áp lực lớn, xuất phát điểm thấp,…là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân đối trên TTLĐ. Vì vậy, việc phát triển đồng bộ TTLĐ, đảm bảo các dòng chảy của TTLĐ được lưu thông thuận lợi sẽ giúp các chủ thể trong QHLĐ được chủ động và có nhiều cơ hội hơn trong khẳng định vị trí của mình.

Thời gian tới để thúc đẩy sự phát triển của TTLĐ Nhà nước cần bổ sung, sửa đổi các chính sách về lao động - việc làm, chính sách phát triển TTLĐ theo hướng vừa tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của TTLĐ, tạo điều kiện để phát huy mặt tích cực, vừa khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trên cơ sở đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp, nhất

là đào tạo lao động kỹ thuật theo nhu cầu của sản xuất và thị trường lao động; tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc giám sát và điều tiết quan hệ cung - cầu lao động trên TTLĐ thông qua hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo công bằng cho mọi NLĐ trong cơ hội việc làm và tăng thu nhập, đồng thời trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế.

Cụ thể, Nhà nước cần thực hiện:

• Ban hành đồng bộ các chính sách TTLĐ để thúc đẩy TTLĐ phát triển, tạo môi trường cho các quy luật KTTT hoạt động hiệu quả, trong đó bao gồm cả thúc đẩy hoạt động của quy luật cung cầu lao động, quy luật giá trị sức lao động...

• Hoàn thiện hệ thống đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (nguồn cung lao động), đáp ứng một cách có hiệu quả nhu cầu của TTLĐ, hướng vào nâng cao chất lượng và định hướng thị trường của hệ thống đào tạo.

• Nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp. Trong đó, đặc biệt quan trọng là xây dựng hệ thống đánh giá đào tạo theo các chuẩn mực quốc gia. Các tiêu chuẩn sử dụng cần phản ánh chất lượng đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo hơn là các chỉ tiêu đầu vào.

• Phát triển hệ thống TTLĐ về các nhu cầu đào tạo trong tương lai để các cơ sở đào tạo có nội dung, chương trình đào tạo phù hợp đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai. Chính phủ nên đóng vai trò trong việc xây dựng mạng thông tin nhu cầu đào tạo để làm cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ đào đào tạo và người có nhu cầu đào tạo.

• Xã hội hoá công tác đào tạo. Hiện tại, hệ thống đào tạo chủ yếu do Nhà nước định hướng, quản lý và tài trợ. Sự phối hợp giữa các thành viên trong xã hội (người học, nhà trường, đơn vị sử dụng lao động) còn thiếu một cơ chế. Do vậy, cần có một phương thức để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Hiệu quả của sự kết hợp này cần phải được đánh giá thông qua việc rút ngắn thời gian cho học sinh, sinh viên từ khi ra trường đến khi có thể

sử dụng thành thạo các kỹ năng được đào tạo của họ cũng như việc tham gia của xã hội trong việc hiện đại hoá các cơ sở đào tạo và chất lượng của đội ngũ giáo viên. • Hoàn thiện hệ thống đào tạo, nâng cao tính linh hoạt của các chương trình đào tạo.

Quy hoạch lại hệ thống đào tạo theo trình độ và cơ cấu ngành nghề, vùng miền phù hợp với sự phát triển KT-XH, tăng quy mô đào tạo một cách hợp lý đối với từng cấp trình độ ở từng giai đoạn. Chuyển mạnh hướng phân luồng học sinh; rà soát và quy hoạch lại hệ thống các trường cao đẳng - đại học, đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục đào tạo nghề nghiệp.

Tóm lại, chương 3 luận án dựa trên cơ sở vận dụng mô hình nghiên cứu đã

xây dựng và kết quả phân tích thực trạng QHLĐ của các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội với những nguyên nhân tồn tại của thực trạng đã đề xuất 3 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QHLĐ của các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới: một là, các giải pháp về chủ thể của QHLĐ; hai là, các giải pháp về cơ chế tương tác của QHLĐ; ba là, các giải pháp về các hình thức tương tác của QHLĐ. Bên cạnh đó chương 3 của luận án còn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm tạo điều kiện hoàn thiện QHLĐ của các CTCP trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

QHLĐ trong các CTCP vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội, bởi khi tham gia vào QHLĐ mỗi bên đều có hướng đích đến lợi ích kinh tế rõ ràng, đồng thời khi tham gia vào cùng một QHLĐ các bên còn có quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. QHLĐ trong các CTCP vừa là quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn bởi mâu thuẫn luôn tồn tại do lợi ích kinh tế của các bên đối lập nhau, tuy nhiên nếu doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong quá trình kinh doanh thì sẽ có cơ sở để cả hai bên đạt được lợi ích kinh tế của mình.

Dựa trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cùng với việc sở dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã giải quyết được những nội dung cơ bản và thu được một số kết quả chủ yếu như sau:

1. Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về QHLĐ trong các CTCP: một số khái niệm cơ bản; nội dung cơ bản của QHLĐ cấp doanh nghiệp (chủ thể, cơ chế tương tác, hình thức tương tác).

2. Luận án cũng chỉ rõ một số nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ trong các CTCP, bao gồm nhóm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quản trị QHLĐ trong các CTCP trong và ngoài nước và rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng trong các CTCP ở Hà Nội.

3. Trên cơ sở nghiên cứu chung về môi trường và hoạt động của các CTCP trên địa bàn Hà Nội, luận án đã tiến hành phân tích thực trạng QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng thời phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng để từ đó rút ra đánh giá chung và tìm nguyên nhân tồn tại của thực trạng QHLĐ của các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

4. Luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới: một là, các giải pháp về chủ thể của QHLĐ; hai là, các giải pháp về cơ chế tương tác của QHLĐ; ba là, các giải pháp về các hình thức tương tác của QHLĐ. Bên cạnh đó luận án còn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm tạo điều kiện hoàn thiện QHLĐ của các CTCP trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng song luận án đề cập đến những vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, nội dung nghiên cứu phức tạp, nghiên cứu sinh trình độ có hạn

nên chắc chắn vẫn còn có những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để tác giả tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này trong thời gian tới./.

Nghiên cứu sinh gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS.Lê Quân và PGS.TS.Phạm Thị Tuệ cùng các cán bộ quản lý, cán bộ

công đoàn, NLĐ trong các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội, các cán bộ CNVC trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể của Hà Nội, các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương Mại, Khoa Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động - Xã hội, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 179 - 184)