Nâng cao năng lực quản lý và hỗ trợ quan hệ lao độngcủa cơ quan quản lý nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 171 - 172)

- Hình thức tương tác

Ký kết và kết thúc

3.4.1. Nâng cao năng lực quản lý và hỗ trợ quan hệ lao độngcủa cơ quan quản lý nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động

lý nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động

Thời gian tới, để hỗ trợ cho việc hoàn thiện QHLĐ tại các CTCP trên địa bàn Hà Nội, Thành phố cần tập trung củng cố, tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về QHLĐ từ cấp thành phố tới cấp quận, huyện, bảo đảm có tổ chức, có nhân sự phù hợp để triển khai nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn. Nhà nước xem xét việc thành lập bộ phận chuyên trách về QHLĐ thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hội với hai chức năng là quản lý và hỗ trợ phát triển QHLĐ. Bộ phận chuyên trách về QHLĐ hình thành sẽ đóng vai trò chính trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về QHLĐ và hỗ trợ phát triển QHLĐ của thành phố. Cần chú đảm bảo nguyên tắc và chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tổ chức, biên chế các cơ quan Nhà nước và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của QHLĐ.

Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước về QHLĐ, vừa tăng cường công tác quản lý nhà nước, vừa thực hiện các hoạt động hỗ trợ các chủ thể trong doanh nghiệp xây dựng và phát triển QHLĐ.

Cấu trúc lại tổ chức, cơ chế hoạt động đối với các thiết chế về hòa giải, trọng tài, trong đó lấy trọng tâm tái cấu trúc hoạt động hòa giải để hỗ trợ phát triển QHLĐ.

Tăng cường năng lực của thanh tra lao động cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo đội ngũ thanh tra đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh triển khai các quy định của Bộ Luật lao động 2012 và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động của Việt Nam và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong các doanh nghiệp. Cũng có thể thí điểm xây dựng các báo cáo chuyên đề về việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động trên địa bàn, phục vụ yêu cầu hội nhập.

Tăng cường hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển QHLĐ, Nhà nước cần xem xét việc chuyển đổi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển QHLĐ thành một đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về QHLĐ, từ đó thành lập bộ phận chức năng tại các

Sở Lao động Thương binh và Xã hội, ngoài việc quản lý nhà nước còn đảm nhiệm việc tư vấn, hỗ trợ các bên trong đối thoại, thương lượng và ký kết TƯLĐTT ở doanh nghiệp. Hạn chế sự can thiệp hành chính trực tiếp của Nhà nước vào QHLĐ tại doanh nghiệp.

Thành phố Hà Nội nên xây dựng kênh thông tin riêng với các doanh nghiệp có nguy cơ cao về TCLĐ để theo dõi thường xuyên, đồng thời tạo cơ sở dữ liệu cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về QHLĐ.

Thành phố Hà Nội cũng cần có các giải pháp cụ thể nhằm tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về QHLĐ đối với những người làm công tác QHLĐ ở các cơ quan, tổ chức liên quan. Cần tăng cường nhận thức, hiểu biết về QHLĐ trong KTTT, hệ thống pháp luật lao động Việt Nam, nội dung các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, các cam kết quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia trong quá trình hội nhập,…cho các công chức, viên chức làm công tác QHLĐ trong hệ thống cơ quan Nhà nước từ thành phố tới quận, huyện, cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở, cán bộ CĐCS trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 171 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w