Một số kết luận rút ra từ phân tích các nhân tố tác động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 125 - 127)

- Hình thức tương tác

2.3.3.Một số kết luận rút ra từ phân tích các nhân tố tác động

Với những phân tích về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ tại các CTCP trên địa bàn Hà Nội như đã nêu trên có thể thấy:

- Pháp luật về QHLĐ ra đời với nhiều điểm đổi mới đã tạo hành lang pháp lý rất quan trọng cho sự phát triển của QHLĐ theo hướng lành mạnh của CTCP trên địa bàn Hà Nội;

CTCP ở địa bàn Hà Nội; Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển KT-XH và văn hóa tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển văn hóa theo hướng có lợi cho QHLĐ lành mạnh;

- Kinh tế của Thành phố Hà Nội trong thời gian qua có những tăng trưởng nhất định tạo đà cho sự ổn định hoạt động của các CTCP trên địa bàn;

- TTLĐ ngày càng thích ứng rõ nét và vận động theo các quy luật thị trường. Điều này đã chi phối và tạo tiền đề quan trọng để QHLĐ chuyển hướng “thị trường”;

- Hầu hết các CTCP trên địa bàn Hà Nội đều đã xây dựng các chính sách nhân sự và bước đầu đã tạo những nền tảng để triển khai QHLĐ lành mạnh;

- Trình độ công nghệ của các CTCP trên địa bàn Hà Nội được đánh giá tương đối hiện đại tạo thuận lợi cho phân công lao động, đào tạo lại đối với NLĐ;

- VHDN đã có những tác động tích cực đến QHLĐ, đặc biệt là các tác động từ hệ thống trao đổi thông tin, phong trào lễ nghi, nghi thức.

Tuy nhiên:

- Luật pháp về QHLĐ đang chủ yếu điều chỉnh quá trình tương tác giữa các chủ thể tham gia QHLĐ, không điều chỉnh những vấn đề cụ thể, thiếu nhiều cấu phần liên quan đến hai chủ thể trong QHLĐ và sự tương tác giữa hai chủ thể này;

- Cơ chế tham vấn chưa trở thành phổ biến trong QHLĐ, chủ yếu diễn ra khi áp lực TCLĐ có bùng phát;

- Thiết chế hỗ trợ cho hai bên trong QHLĐ để tăng cường năng lực đối thoại, thương lượng chưa phát huy kết quả;

- Hiểu biết pháp luật lao động của cả hai chủ thể trong QHLĐ còn hạn chế; - Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang là một bài toán khó giải: tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng gia tăng; thiếu lao động trình độ cao; chất lượng lao động thấp; XKLĐ diễn biến phức tạp.

- Nền kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát có nguy cơ và đã tăng trở lại, nợ xấu gia tăng xử lý còn nhiều khó khăn, lãi suất tín dụng tăng còn cao so với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng huy động vốn cao hơn nhiều so với

tăng trưởng tín dụng cho vay;

- Hệ thống trọng tài, tòa án lao động còn chưa hoàn chỉnh về mặt tổ chức. Vai trò của Tòa án lao động còn mờ nhạt, chưa thực sự có ảnh hưởng sâu sắc đối với các bên trong QHLĐ và trong xã hội;

- Năng lực, trình độ của đội ngũ làm công tác công đoàn ở doanh nghiệp nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu điều kiện và cơ chế hoạt động, bảo vệ cán bộ công đoàn;

- Các hiệp hội doanh nghiệp hoạt động chưa thường xuyên, thiếu kinh phí, thiếu nhân sự, thiếu chuyên gia tư vấn hiểu biết sâu về QHLĐ;

- Chính sách nhân sự của các doanh nghiệp mặc dù đã được xây dựng nhưng thiếu sự bài bản, chưa công bằng, khách quan;

- Một số công ty có trình độ công nghệ còn lạc hậu đầu tư thiết bị đã qua sử dụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến nội dung thỏa thuận giữa các bên trong QHLĐ: về điều kiện làm việc, về đào tạo, đào tạo lại, về an toàn, vệ sinh lao động,...;

- Xây dựng và phát triển VHDN còn chưa đồng bộ để tạo sức mạnh cho QHLĐ; - Quy mô vừa và nhỏ khiến các công ty cũng gặp phải các khó khăn trong xây dựng và triển khai các chính sách nhân sự.

- Sự hiểu biết và nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Hà Nội còn thấp và không đồng đều, gây khó khăn cho việc tạo dựng QHLĐ lành mạnh và ổn định.

2.4.Phân tích thực trạng quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Hà Nội mang tính chất điển hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 125 - 127)